Những điều cần biết về chủng ngừa vắc xin ở trẻ nhiễm HIV

02/07/2023 0 Bình luận

Trẻ em nhiễm HIV vẫn cần tiêm phòng, chủng ngừa vắc xin nhưng không phải giống hoàn toàn trẻ bình thường. Hơn nữa, mỗi trẻ nhiễm HIV có giai đoạn lâm sàng khác nhau lại có chỉ định dùng vắc xin không giống nhau. Sau đây bác sĩ Thắng sẽ giúp chúng ta hiểu đôi nét cơ bản về vấn đề này.

Vắc xin là gì?

Vắc xin (tiếng Anh là vaccine, tiếng Pháp là vaccin) là một chế phẩm sinh học giúp người dùng tạo ra miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh truyền nhiễm nhất định. Vắc xin có thể dùng ở nhiều dạng như tiêm, uống, hít...nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng tiêm chích bắp thịt.

Vắc xin được tạo ra từ những vi sinh vật gây bệnh, hoặc là cấu trúc hay độc tố của chúng, cũng có khi chỉ là một phần protein được làm bất hoạt của tác nhân gây bệnh đó. Vắc xin khi đưa vào cơ thể người dùng sẽ giúp hệ miễn dịch sinh ra kháng thể, từ đó phòng ngừa nhiễm bệnh trong tương lai. Vắc xin có thể được dùng ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên ở khía cạnh bài viết này, chúng ta chỉ đề cập tới những điều cần biết về chủng ngừa vắc xin ở trẻ nhiễm HIV.

Trẻ em nhiễm HIV có cần tiêm phòng vắc xin hay không?

Tiêm chủng vắc xin là điều hết sức cần thiết và quan trọng trong việc bảo vệ trẻ nhũ nhi, trẻ bị phơi nhiễm hoặc đã nhiễm HIV. Trẻ nhiễm HIV có hệ miễn dịch yếu hơn trẻ thông thường thì càng cần phải chăm sóc và bảo vệ kĩ hơn. Do đó, việc được sử dụng vắc xin đầy đủ đúng theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là điều không thể thiếu.

Với vắc xin bất hoạt, nó rất an toàn và được khuyến nghị dùng cho tất cả các trẻ theo lịch chung.

Tuy nhiên với những vắc xin sống như BCG, sởi, bại liệt, nó lại có nguy cơ gây tổn hại cho trẻ bị suy giảm miễn dịch nặng. Do đó, những trường hợp này cần phải có sự theo dõi và hướng dẫn sử dụng vắc xin riêng. Thậm chí là không được tiêm vắc xin cho một số trẻ nhiễm HIV giai đoạn nặng.

Chủng ngừa vắc xin cho trẻ phơi nhiễm HIV

Trẻ phơi nhiễm HIV là những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV, hoặc có nguy cơ tiếp xúc nguồn lây HIV nhưng chưa xác định chắc chắn trẻ đó có bị bệnh hay không. Những đối tượng này vẫn có chỉ định sử dụng vắc xin giống hoàn toàn với trẻ bình thường.

Tức là, với trường hợp trẻ em chưa được khẳng định nhiễm HIV, có thể sử dụng tất cả các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và các vắc xin tự chọn khác.

Chủng ngừa vắc xin cho trẻ em nhiễm HIV?

Đối với trẻ em đã được chẩn đoán xác định nhiễm HIV, cần phải thăm khám chia giai đoạn lâm sàng rõ ràng. Từ đó, chúng ta sẽ phân nhóm và hướng dẫn dùng vắc xin phù hợp với từng đối tượng.

+ Trẻ em nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2, 3

Chủng ngừa cho trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2, 3 tất cả các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và vắc xin tự chọn khác ngoại trừ BCG.

+ Trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4

Với những trẻ nhiễm HIV đã ở giai đoạn lâm sàng 4, hệ miễn dịch bị tổn thương rất nặng nề. Do đó, chỉ được chủng ngừa một số loại vắc xin sau đây:

  • bạch hầu - ho gà - uốn ván
  • bại liệt nếu có dạng tiêm
  • viêm gan B
  • Haemophilus Influenza B

Như vậy, dù ở giai đoạn lâm sàng nào đi chăng nữa, trẻ em nhiễm HIV đều không được chỉ định dùng vắc xin BCG. Nguyên nhân đây là vắc xin phòng lao lan tỏa dạng vắc xin sống giảm độc lực. Nó có thể gây biến chứng nguy hại với trẻ em bị nhiễm HIV. Hậu quả gây ra là rất nghiêm trọng so với lợi ích thu lại được từ việc tiêm phòng vắc xin. Chính vì thế mà với trẻ đã khẳng định nhiễm HIV sẽ không được dùng vắc xin BCG.

Lưu ý thêm về vắc xin BCG

Trẻ em phơi nhiễm HIV không sử dụng vắc xin BCG trong các tình huống sau:

  • Có nguy cao bị nhiễm HIV: cả mẹ và con không được sử dụng biện pháp dự phòng lây truyền HIV mẹ sang con.
  • Trẻ có dấu hiệu, triệu chứng nghi bị nhiễm HIV
  • Trọng lượng lúc sinh thấp, dưới 2500gram hoặc sinh non.

Trong các trường hợp kể trên, phải trì hoãn tiêm vắc xin ngừa lao cho tới khi loại trừ hoàn toàn khả năng bị nhiễm HIV.

Các biến chứng của vắc xin BCG:

Vắc xin ngừa lao BCG có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, đáng lưu tâm là:

  • Tổn thương da khu trú tại nơi tiêm
  • Viêm hạch bạch huyết cục bộ
  • Viêm xương và viêm xương - tủy
  • Bệnh lao lan tỏa.

Nói tóm lại, trẻ em nhiễm HIV vẫn cần tiêm phòng vắc xin nhưng tùy theo giai đoạn lâm sàng miễn dịch mà có chỉ định khác nhau. Đặc biệt cần chú ý không dùng vắc xin BCG cho trẻ đã nhiễm HIV bất kể đang ở giai đoạn nào.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Chẩn đoán và điều trị bệnh B20 như thế nào?

Các tiêu chuẩn điều trị ARV mới nhất hiện nay 2023?

HIV/AIDS là gì? Tại sao chưa thể trị dứt loại bệnh này?

Ở đâu có chuyên gia tư vấn HIV giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc?

Nhiễm HIV ở trẻ em diễn tiến như thế nào?

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu Hà Nội và TPHCM chuẩn?

Trẻ nhiễm HIV sống được bao lâu?

Điều trị ARV/HIV rẻ uy tín chất lượng ở đâu tốt nhất?

HIV là gì, đặc điểm cấu tạo virus HIV?

Điều trị dự phòng bằng cotrimoxazole cho trẻ nhiễm HIV?

Xét nghiệm đo tải lượng virus HIV bao nhiêu tiền, làm ở đâu?

Người nhiễm HIV có béo được không?

Virus HIV vào máu người sẽ làm những gì?

Tags :

chủng ngừa vắc xin ở trẻ nhiễm HIV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: