-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Người nhiễm HIV có béo được không?
07/04/2023
0 Bình luận
Người nhiễm HIV có béo được không là điều hoàn toàn khả thi. Họ cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý. Nên phấn đấu đạt được cân nặng ở mức lý tưởng và duy trì lâu dài như vậy.
Nội dung:
- Cân nặng bình thường ở người trưởng thành là bao nhiêu?
- Chỉ số BMI theo dõi cân nặng lý tưởng?
- Tại sao người nhiễm HIV thường bị sụt cân?
- Người nhiễm HIV có béo được không?
- Cách tăng cân hiệu quả cho người mắc bệnh HIV/AIDS?
- Nên duy trì chế độ ăn uống và cân nặng bao nhiêu thì tốt nhất cho người nhiễm HIV?
Cân nặng bình thường ở người trưởng thành là bao nhiêu?
Cân nặng của một người bình thường là chỉ số cực kỳ quan trọng nói lên tình trạng sức khỏe chung của người đó. Nó liên quan đến tiêu hóa, dinh dưỡng, bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường...và đặc biệt là HIV/AIDS.
Khi một người duy trì cân nặng thường xuyên ở mức phù hợp, nó nói lên các cơ quan của cơ thể đang hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lối sống, tinh thần, trang phục quần áo và rất nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.
Một người trưởng thành nên duy trì cân nặng ở khoảng 60 kg (130 Ib) đối với người châu Á. Còn ở châu Phi và châu Mỹ có thể duy trì ở mức 80 kg (180 Ib). Cụ thể, theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới, cân nặng trung bình của người nam trưởng thành ở các khu vực trên địa cầu như sau:
- Châu Á là 60,7 kg
- Châu Âu là 70,8 kg
- Mỹ La tinh và vùng Caribe là 67,9 kg
- Bắc Mỹ là 80,7kg
- Châu Úc là 74,1kg
Đây là mức cân nặng bình thường, có người cao hoặc thấp hơn một chút cũng không đáng lo ngại. Nhưng cần phải duy trì cân nặng ở khoảng lý tưởng tốt nhất. Từ đó các nhà khoa học sinh ra khái niệm về chỉ số BMI.
Chỉ số BMI theo dõi cân nặng lý tưởng?
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là một công thức tính dựa trên cân nặng và bình phương chiều cao. Nó có khoảng dao động nhất định, giúp chúng ta theo dõi tình trạng cân nặng và sức khỏe tổng quát và hết sức đơn giản. Chỉ số này thực sự rất ý nghĩa với người trưởng thành khi mà chiều cao đã hằng định. Chỉ có cân nặng là biến thiên. Do đó, BMI được coi như một thông số theo dõi cân nặng lý tưởng của người trưởng thành.
Với trẻ em, chúng ta vẫn có thể sử dụng BMI nhưng ít ý nghĩa hơn so với người lớn. Công thức tính của BMI rất đơn giản, chỉ cần lấy chiều cao tính bằng centimet chia cho bình phương cân nặng tính bằng kilogam. Kết quả cho ra con số sẽ biết thừa cân hay thiếu cân như sau:
Dựa vào bảng này sẽ biết chính xác cân nặng của chúng ta đã phù hợp hay chưa. Từ đó giúp điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và các vấn đề khác trong cuộc sống.
Tại sao người nhiễm HIV thường bị sụt cân?
Người nhiễm HIV thường bị sụt cân, đặc biệt ở giai đoạn AIDS là do:
- Tâm lý căng thẳng, stress, chán nản
- Các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn...bị bệnh lý nhiễm trùng cơ hội tấn công
- Ăn quá ít, không muốn ăn hoặc không ăn được
- Cơ thể mất năng lượng nhiều do phải chống chọi với nhiều tác nhân gây bệnh
- Không luyện tập thể dục thể thao, khối lượng và độ săn chắc của cơ bị giảm sút
- Tiêu chảy, rối loạn đường ruột và nhiều vấn đề khác khiến giảm hấp thu dinh dưỡng...
Bản chất của hiện tượng sụt kí là do mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và tiêu hao đi. Trong đó, năng lượng tiêu hao luôn lớn hơn rất nhiều so với năng lượng được tạo ra và dung nạp vào cơ thể.
Người nhiễm HIV có béo được không?
Câu hỏi khiến rất nhiều bệnh nhân HIV/AIDS quan tâm là người nhiễm HIV có béo được không. Theo bác sĩ Thắng chia sẻ, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng cần thời gian và nỗ lực của chính bệnh nhân. Người nhiễm HIV sẽ tăng cân nhưng phải mất hàng tháng trời cộng với nghị lực, chế độ ăn uống nghiêm túc và lối sống sinh hoạt phù hợp với thể trạng.
Bên cạnh đó, điều kiện tiên quyết không thể thiếu được chính là phải uống thuốc ARV sớm và kịp thời. Bởi nếu để bị AIDS, số lượng CD4 sụt giảm quá thấp, bệnh nhân có thể chết trước khi kịp hồi phục và tăng cân.
Cách tăng cân hiệu quả cho người mắc bệnh HIV/AIDS?
Không có công thức cụ thể, chi tiết nào để tăng cân mà áp dụng giống nhau y chang cho mọi bệnh nhân khác nhau. Tùy theo cơ địa, khẩu vị, lối sống, điều kiện sinh hoạt làm việc mà sẽ có phương án rõ ràng khác nhau. Tuy nhiên, cách tăng cân hiệu quả cho người mắc HIV/AIDS tựu chung lại nằm ở các cách thức sau:
- Ăn nhiều bữa hơn. Nếu như trước đây bạn chỉ ăn 3 bữa chính, thì nay bạn cần phải tăng tổng số bữa ăn lên thành 5, 6 hoặc thậm chí hơn thế. Theo đó sẽ có những bữa phụ, ăn ít thôi cũng đc nhưng phải có.
- Chọn loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trái ngược với người giảm cân, người tăng cân phải ăn nhiều chất đạm, tinh bột, béo. Những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vẫn cần ăn nhưng ở mức độ vừa phải.
- Cố ăn thêm một chút. Với các bữa ăn thông thường, bạn chỉ cần đưa thêm vào khẩu phần ăn một miếng bơ, phô mai hoặc vài miếng thịt cũng sẽ thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt nếu chịu khó áp dụng thường xuyên.
- Kích thích ăn uống. Bạn không nên dùng đồ ngọt, thức uống có gas trước bữa ăn. Điều này khiến bạn bị đầy bụng, chán ăn và giảm hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, trong bữa ăn bạn có thể nhâm nhi một chút rượu vang, một ngụm nước ngọt nhé khiến bạn thấy ngon miệng và thèm ăn hơn là điều rất tốt nhé.
- Luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập tăng cường khối cơ. Đừng lầm tưởng muốn tăng cân là chỉ ăn và ngồi một chỗ. Trái lại, chúng ta cần phải rèn luyện thể thao, tập gym, tăng cường sức mạnh. Nên tránh chạy bộ marathon đường dài sẽ đốt calo và gây giảm cân.
Mỗi một bệnh nhân sẽ có thể trạng và điều kiện khác nhau. Chúng ta sẽ linh hoạt thay đổi bài tập, chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt để phù hợp nhất với từng cá thể.
Nên duy trì chế độ ăn uống và cân nặng bao nhiêu thì tốt nhất cho người nhiễm HIV?
Khi gầy thì muốn béo, nhưng khi béo quá chúng ta lại muốn giảm cân. Do đó, cần phải có sự theo dõi, điều chỉnh để đạt được và duy trì ở cân nặng lý tưởng như trên. Không lạm dụng những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo. Cho dù để đạt mục đích tăng cân thì cũng phải từ từ và ăn các thực phẩm giàu calo ở mức độ vừa phải.
Với người Việt Nam nói riêng, bệnh nhân HIV nên duy trì cân nặng khoảng 60 kg là vừa đẹp. Có thể tăng hoặc giảm vài kilogram nhưng không nên để chênh lệch đến mức hàng chục kí.
Khi đã đạt cân nặng lý tưởng, bệnh nhân HIV/AIDS cần duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh như sau:
- Ăn đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất béo, đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất
- Uống nhiều nước, hạn chế đồ ngọt, bia rượu
- Ăn nhiều bữa, không nên ăn quá no vào buổi tối
- Đừng ăn nhiều chất chua, dưa muối, món chiên xào, đồ chế biến sẵn
- Không nên đi ngủ hoặc vận động mạnh sau khi ăn cơm
- Tránh thức khuya, căng thẳng thần kinh
- Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 2 lần/ tuần.
- Hoạt động tình dục, vui chơi hợp lý theo sức khỏe bản thân.
Nói tóm lại, người nhiễm HIV có béo được không là điều hoàn toàn khả thi. Họ cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý. Nên phấn đấu đạt được cân nặng ở mức lý tưởng và duy trì lâu dài như vậy.
Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Xem thêm:
Giá thuốc chống phơi nhiễm HIV bao nhiêu tiền?
Mua thuốc PEP ở Hà Nội chuẩn phải làm thế nào?
Acriptega giá bao nhiêu không phải ai cũng biết
Ở đâu có chuyên gia tư vấn HIV giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc?
Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm HIV trong 28 ngày?
Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu Hà Nội và TPHCM chuẩn?
Mua thuốc PEP chuẩn nhất Việt Nam hiện nay?
Uống thuốc phơi nhiễm có quan hệ được không?
Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu? Điểm bán PEP, Prep uy tín nhất?
Thuốc PEP là gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?
Người nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào?
Dấu hiệu đầy bụng chán ăn khi mới nhiễm HIV như thế nào?
Bác sĩ chia sẻ cách ăn gì để tăng CD4 hiệu quả?