ĐAU BỤNG Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS

18/01/2020 0 Bình luận

Đau bụng là biểu hiện rất thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng ở một người bình thường đã khó, ở bệnh nhân HIV/AIDS còn khó hơn rất nhiều lần.

Đau bụng ở bệnh nhân HIV khó chẩn đoán thế nào?

Việc chẩn đoán nguyên nhân đau bụng bao gồm dựa vào lâm sàng như: đau ở đâu, đau như thế nào, vị trí đau, cường độ đau, thời điểm xuất hiện đau, tính chất đau dữ dội hay âm ỉ, đau có lan xuyên đi đâu không, có tư thế giảm đau không. Ngoài ra trong cơn đau có kèm theo triệu chứng gì khác hay không...

Việc sử dụng cận lâm sàng cũng góp phần rất quan trọng trong việc đưa ra chẩn đoán nguyên nhân kịp thời và chính xác gồm: siêu âm bụng, xquang ổ bụng không chuẩn bị, thậm chí là chụp cắt lớp vi tính CT Scan hoặc MRI.

Nguyên nhân gây đau bụng ở người nhiễm HIV là gì?

Các căn nguyên gây đau bụng ở bệnh nhân nhiễm HIV có thể kể đến như:

  • tác dụng phụ của thuốc điều trị ARV,
  • nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng,
  • hội chứng ruột kích thích,
  • viêm tụy do các thuốc điều trị HIV (ngày xưa hay gặp do thuốc cũ nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, hiện nay các thuốc thế hệ mới an toàn và hiệu quả hơn nên hầu như không gặp nữa),
  • do uống rượu,
  • các nhiễm trùng ở bàng quang và đường tiết niệu (chủ yếu hay gặp ở phụ nữ),
  • đau bụng kinh hoặc các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng và vòi trứng...

Đau bụng ở bệnh nhân AIDS đã bị suy giảm miễn dịch nặng thì sao?

Ở bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển nặng (bệnh nhân AIDS), đau bụng thường là dấu hiệu của một nhiễm trùng toàn thân như lao, MAC, CMV, hoặc nhiễm nấm lan tỏa. Ngoài ra đau bụng còn liên quan tới tác dụng phụ của thuốc ARV, trong đó hay gặp nhất là viêm tụy và nhiễm toan lactic do dùng thuốc ARV lâu năm.

Một số thuốc gây đau bụng cần được loại trừ ở người nhiễm HIV?

Thuốc có thể gây viêm tụy ở bệnh nhân nhiễm HIV là: pentamidin, dideoxyinosin (ddI) và Biseptol. Viêm tụy do pentamidin có thể xuất hiện sau khi hít hoặc tiêm thuốc này vào cơ thể và thường có triệu chứng lâm sàng điển hình của viêm tụy cấp.

Các triệu chứng này có thể nhẹ, vừa , nặng hoặc thậm chí gây tử vong, thường đi kèm với các rối loạn chuyển hóa đường. Ngoài ra viêm tụy còn có thể do nhiễm trùng CMV, lao, MAC, Cryptococcus, và Herpes simplex. Viêm tụy nhiễm trùng có thể không biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng ngay nhưng cần nghĩ tới khi bệnh nhân có đau bụng tăng dần và có tăng amylase máu.

Đau bụng ngoại khoa ở bệnh nhân HIV/AIDS là gì?

Một số trường hợp đau bụng ở bệnh nhân nhiễm HIV cần được theo dõi ngoại khoa và xử trí kịp thời như: thủng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc...Thủng ruột thường là hậu quả của nhiễm CMV và thường hay thủng ở đoạn cuối của ruột non hoặc ở đại tràng. U lympho ở ruột hoặc Sarcoma Kaposi cũng có thể gây thủng, hoặc là thủng tự nhiên do khối u quá lớn hoặc do vỡ khối u khi điều trị hóa chất hoặc tia xạ. Tắc ruột thường do các khối u ở ruột non nhưng cũng có thể do các khối viêm hoặc do chít hẹp. Viêm phúc mạc có thể do nhiễm nấm Histoplasma, Lao, MAC, Vibrio vulnificus, Toxoplasma và Cryptococcus, phối hợp cùng với u lympho.

Soi ổ bụng là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán căn nguyên gây bệnh.

Viêm ruột do nhiễm Cryptosporidium và MAC thường gây đau bụng âm ỉ, thành từng cơn mà không gây ra tắc nghẽn hoặc thủng ruột. Ngoài ra viêm ruột cũng có thể do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn như Salmonella, Shigella, và Campylobacter.

Đau bụng ở người bệnh HIV cần làm gì?

Như vậy, trước một trường hợp đau bụng cần xem xét bệnh nhân có cần phải can thiệp ngoại khoa hay không. Chỉ định can thiệp ngoại khoa ở bệnh nhân nhiễm HIV cũng tương tự như bệnh nhân không nhiễm HIV, tuy nhiên thực tế thì khó mà có sự quan tâm sâu sát và can thiệp kịp thời cho bệnh nhân nhiễm HIV vì sự kỳ thị không hề nhỏ trong cộng đồng và thậm chí là cả trong ngành y tế.

Tốt nhất là mỗi bệnh nhân HIV nên biết và tự bảo vệ cho mình để khỏi rơi vào tình huống suy giảm miễn dịch nặng nề gây ra những hậu quả khôn lường như vậy.

Mọi vấn đề về HIV cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Mua thuốc Eltvir tốt nhất

Thuốc ARV bậc 2 Lopinavir/ritonavir 200mg/50mg Mylan giá bao nhiêu?

Mua thuốc EET Macleods tốt nhất

Mua thuốc Trustiva tốt nhất

Thuốc Acriptega giá rẻ chính hãng Mylan Ấn Độ bao nhiêu tiền?

Mua thuốc Avonza tốt nhất?

Mua bán thuốc Acriptega chuẩn bác sĩ Gia Lai?

Tin rất vui dành cho người nhiễm HIV?

Phòng khám tư vấn điều trị cho cộng đồng HIV tốt nhất?

Điều trị HIV bảo hiểm y tế có bảo mật thông tin không?

Mua bán thuốc Avonza tốt nhất Gia Lai?

Bị HIV liệu có thông báo về địa phương không?

Bác sĩ Thắng điều trị HIV tốt nhất hiện nay?

Triệu chứng mới nhiễm HIV là gì?

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều người nhiễm HIV nhất cả nước?

Tại sao kháng thuốc ARV? Nguyên nhân cơ chế kháng thuốc ARV là gì?

Diễn đàn tư vấn HIV có tốt không vậy?

Uống thuốc ARV bao lâu thì mới có tác dụng?

Bị nhiễm HIV vì đọc mạng online quá nhiều?

Acriptega có tem là gì, giá bao nhiêu?

Quên uống thuốc ARV có sao không?

Đường lây HIV chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn?

Tại sao phải uống thuốc PEP 28 ngày?

HIV/AIDS vẫn bị kì thị, luật phòng chống HIV phải sửa đổi bổ sung một số điều?

Tags :

HIV/AIDS Nổi bật Sức khỏe Tin tức đau bụng ở người nhiễm HIV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: