Bị HIV liệu có thông báo về địa phương không?

04/10/2022 0 Bình luận

Sau khi làm xét nghiệm HIV, có 2 trường hợp khi nhận kết quả là dương tính hoặc âm tính. Dương tính có nghĩa là đã bị nhiễm HIV rồi. Khi bị HIV liệu có thông báo về địa phương không? Chúng ta sẽ được biết câu trả lời ở bài viết này.

Xét nghiệm giúp phát hiện bị HIV như thế nào?

Xét nghiệm HIV có nhiều kiểu là test nhanh HIV, xét nghiệm HIV combo Ag/Ab, xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV chiến lược 3 Bộ Y tế...

Mục đích của các xét nghiệm này là khác nhau. Có thể là xét nghiệm vì mục đích sàng lọc trước khi hiến máu, xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi phẫu thuật, mổ xẻ...Nhưng ở đây, đa phần cá nhân người làm xét nghiệm quan tâm đến việc mình có chắc chắn bị nhiễm HIV hay là không. 

Muốn biết một người có bị nhiễm HIV hay là không thì bắt buộc phải thực hiện theo chiến lược 3 của Bộ Y tế. Ngoài ra, người ta có thể dựa vào xét nghiệm tải lượng vi rút HIV sẽ biết sớm ai đó có bị nhiễm HIV hay là không.

Việc căn cứ vào số lượng tế bào miễn dịch CD4 để khẳng định một người nhiễm HIV hay không là sai lầm. Bởi lẽ, có những trường hợp người khỏe mạnh bình thường vẫn có số lượng tế bào CD4 rất thấp, thậm chí là dưới 350 tế bào/mm3. Trong khi nếu dựa vào tiêu chuẩn phân loại giai đoạn nhiễm HIV thì nó tương ứng với suy giảm miễn dịch tiến triển, thậm chí là gần đến AIDS.

Việc này được lí giải là do một số người có cơ địa đặc biệt. Bản thân họ từ bé đến lớn luôn có số lượng tế bào miễn dịch CD4 thấp.

Kết quả xét nghiệm HIV dương tính sẽ được thông báo cho ai?

Sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, liệu sẽ được thông báo cho ai. Có phải ai cũng có quyền biết về xét nghiệm HIV dương tính của bạn không. Đây là quy định của pháp luật được cụ thể hóa trong Khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BYT như sau:

Kết quả xét nghiệm HIV dương tính của một cá nhân nào đó phải đảm bảo chỉ được thông báo đến các đối tượng được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 4 và Khoản 1, Điều 30 của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). 

Theo đó, kết quả xét nghiệm HIV dương tính phải đảm bảo chỉ được thông báo đến các đối tượng sau đây:

  • Người được xét nghiệm;
  • Vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với người bị nhiễm HIV (người bị nhiễm HIV có nghĩa vụ thông báo);
  • Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự; 
  • Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
  • Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
  • Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
  • Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Bị HIV liệu có thông báo về địa phương không?

Như các bạn có thể thấy rất rõ pháp luật Việt Nam đã qui định về việc thông báo HIV dương tính cho ai biết. 

Theo đó, đáp án cho câu hỏi khi một người bị HIV liệu có thông báo về địa phương không? là không nhé. Thông tin người nhiễm HIV sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Ngoài những đối tượng đã được quy định trong các điều khoản trên. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính sẽ không thông báo cho bất cứ ai và không thông báo về địa phương nơi bạn cư trú. 

Làm gì khi kết quả xét nghiệm HIV dương tính?

Xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV dương tính có nghĩa là bạn đã chắc chắn bị nhiễm HIV rồi. Việc cần làm sẽ là bình tĩnh và điều trị nó thôi. Chú ý rằng, bạn không thể chối bỏ nó, nhưng phải chấp nhận và đối diện với HIV theo cách tích cực nhất.

HIV/AIDS là bệnh mạn tính, không gây chết người nếu bạn điều trị và tuân thủ uống thuốc ARV như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn không uống thuốc ARV, việc bạn sẽ bị chuyển sang giai đoạn AIDS và tử vong là điều không thể tránh khỏi.

Cần gặp ngay hoặc liên hệ tư vấn bởi chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị HIV.

Qui trình điều trị HIV chuẩn là gì?

Khi không may mắc HIV, người nhiễm HIV sẽ cần được điều trị ARV càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để điều trị HIV chuẩn cần phải tuân theo qui trình các bước như sau:

Bước 1: Khẳng định chắc chắn tình trạng nhiễm HIV.

Bạn có thể đến các bệnh viện lớn như viện Nhiệt đới, viện Pasteur hoặc các trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh, thành phố nơi bạn đang sinh sống. Các xét nghiệm để khẳng định một người chắc chắn bị nhiễm HIV là dựa trên chiến lược 3, có nghĩa là xét nghiệm đó phải được tiến hành bằng 3 loại sinh phẩm theo nguyên tắc xét nghiệm khác nhau để đảm bảo độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Bạn đã làm xong bước này khi có kết quả HIV dương tính. Vậy hãy chuyển sang bước 2.

Bước 2: Đánh giá giai đoạn nhiễm HIV.

Việc đánh giá này có thể dựa vào lâm sàng ví dụ như các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn AIDS (giai đoạn cuối, nặng nhất và nếu không chữa sẽ tử vong sớm) là:

  • Hội chứng suy mòn do HIV (sụt trên 10% trọng lượng cơ thể, kèm sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân),
  • Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (viêm phổi PCP),
  • Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn mà kéo dài hơn 1 tháng hoặc ở bất cứ đâu trong nội tạng),
  • Nhiễm Candida thực quản,
  • Lao ngoài phổi (ví dụ lao hạch, lao màng bụng, lao cơ, lao xương...),
  • Sarcoma Kaposi,
  • Bệnh do Cytomagalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc các cơ quan khác,
  • Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương,
  • Bệnh lý não do HIV,
  • Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não,
  • Bệnh do Mycobacterium avium complex (MAC) lan tỏa,
  • Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển (Progessive multifocal leukoencephalopathy - PML),
  • Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia,
  • Tiêu chảy mạn tính do Isospora,
  • Bệnh do nấm lan tỏa,
  • Nhiễm trùng huyết tái diễn,
  • U lympho ở não,
  • Ung thư cổ tử cung xâm nhập,
  • Bệnh do Leishmania lan tỏa không điển hình,
  • Bệnh lý thận do HIV,
  • Viêm cơ tim do HIV,
  • Bệnh nhân phải nằm giường trên 50% thời gian.

Một cách khác để đánh giá giai đoạn bệnh là dựa vào số lượng tế bào miễn dịch lympho T-CD4. Nếu số lượng tế bào CD4 dưới 200 tế bào / mm3 có nghĩa là mức suy giảm miễn dịch nặng tương ứng với giai đoạn AIDS.

Bước 3: Hoạch định chiến lược điều trị HIV lâu dài.

Việc điều trị HIV/AIDS không khó đối với bệnh nhân ở giai đoạn sớm, tức là chưa có biểu hiện nghiêm trọng, chưa tới giai đoạn AIDS thì cứ phát hiện ra nhiễm HIV là điều trị ARV ngay, càng sớm càng tốt. Song song với điều trị ARV là điều trị các nhiễm trùng cơ hội kèm theo (nếu có).

Tuy nhiên với những bệnh nhân nhiễm HIV ở giai đoạn cuối (AIDS) thì việc điều trị vô cùng phức tạp và khó khăn, bởi ở giai đoạn này người bệnh thường suy sụp rất nhiều, cơ thể gầy yếu, ăn uống kém, tiêu chảy, sốt,.. Hơn nữa lại hay mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng và rất nặng. Ở giai đoạn này nếu chúng ta không có hướng điều trị phù hợp thì có thể khiến bệnh nhân ''ra đi'' nhanh hơn.

Một điều nữa ở giai đoạn này là bệnh nhân hay bị suy sụp cả về tinh thần, chán nản, tuyệt vọng nên tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng và khó chữa. Hơn nữa ở giai đoạn này chúng ta rất phân vân giữa việc điều trị ARV sớm hay điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng trước vì còn liên quan đến hội chứng viêm phục hồi miễn dịch (IRIS hoặc IRD). Do đó, rất cần bác sĩ chuyên điều trị HIV thăm khám và tư vấn.

Bước 4: Chấp nhận sống chung với HIV và uống thuốc ARV suốt đời.

Việc điều trị HIV/AIDS dù ở giai đoạn nào thì cũng đều nên tiến hành khẩn trương, sớm nhất có thể. Việc điều trị tại nhà hoặc bắt buộc phải nhập viện tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nhưng chúng ta phải hiều rằng đây là cuộc chiến lâu dài phải biết kết hợp giữa điều trị bệnh bằng thuốc và điều trị tâm lý cho bệnh nhân. Người thân và tinh thần của bệnh nhân đóng một vai trò không hề nhỏ trong sự thành bại của điều trị HIV/AIDS.

Với những bệnh nhân ở giai đoạn AIDS cần biết chọn điều trị cái gì trước. Chúng ta cần phải sáng suốt ưu tiên những thứ có thể làm bệnh nhân tử vong thì phải điều trị ngay, những bệnh nhiễm trùng cơ hội không gây nguy hiểm đến tính mạng thì để sau. Hơn nữa cần phải biết giai đoạn bệnh và tình trạng cơ thể đó có khả năng chịu đựng những thuốc gì, chứ đừng để chữa bệnh mà làm nặng hơn thì thà đừng chữa cho rồi.

Nói tóm lại, bị HIV liệu có thông báo về địa phương không theo pháp luật hiện hành của Việt Nam là không. Người nhiễm HIV dù điều trị ARV tại cơ sở y tế nào cũng được quyền bảo mật thông tin. Không ai được phép tiết lộ, công khai danh tính người nhiễm HIV cho người khác biết.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về HIV cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu?

Uống ARV bao lâu thì K=K?

Thuốc ARV uống trước hay sau ăn?

Phác đồ điều trị PEP mới nhất hiện nay là gì?

HIV lây theo những con đường nào?

Làm sao để biết mình có bị nhiễm HIV hay không?

Nguyên nhân xét nghiệm dương tính giả với HIV?

Chữa HIV bằng thuốc bảo hiểm y tế có bị lộ thông tin không?

Thuốc ARV bao nhiêu tiền, cập nhật giá thuốc ARV mới nhất hiện nay?

Nên mua thuốc PEP chuẩn nhất ở đâu?

Uống ARV sống được bao lâu nữa?

Tại sao quan hệ với nhiều người dễ bị lây nhiễm HIV hơn?

2 người bình thường quan hệ với nhau có bị lây HIV không?

Xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 là gì, thực hiện ở đâu?

Các loại thuốc PEP phổ biến hiện nay là gì, loại nào tốt nhất?

Những biểu hiện kháng thuốc ARV là gì?

Top hay bottom dễ bị lây HIV hơn?

 

Tags :

bị HIV có thông báo về địa phương không

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: