Tác dụng phụ của thuốc ARV là gì, sau bao lâu mới hết?

10/10/2019 0 Bình luận

Tác dụng phụ của thuốc ARV là gì, sau bao lâu mới hết? Những tác dụng phụ của thuốc ARV có nguy hiểm không, cách xử lý tác dụng phụ đó như thế nào?

Tác dụng phụ của thuốc ARV là gì?

Tác dụng phụ của thuốc ARV là những phản ứng ngoại ý, không mong muốn do việc uống thuốc ARV gây ra. Thuốc ARV mục đích chính là diệt virus HIV, những tác dụng phụ của ARV lại không góp phần gì trong chuyện đó. Trái lại, nó làm người dùng thuốc mệt mỏi, khó chịu và nhiều khi là muốn dừng điều trị ARV.

Phân loại tác dụng phụ của thuốc ARV

Khi nói tới tác dụng phụ của thuốc ARV thì chúng ta cần chia ra làm 2 kiểu theo thời gian như sau:

+ Tác dụng phụ ngắn hạn của ARV, tức là tác dụng phụ xuất hiện khi dùng thuốc ARV để điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, thời gian uống thuốc thường chỉ trong 1 tháng đối với điều trị PEP hoặc vài tháng cho tới nhiều tháng đối với điều trị PrEP. Tác dụng phụ ngắn hạn này thường xuất hiện đột ngột, sớm ngay sau khi uống thuốc ARV, nhưng lại tự hết, hoặc giảm đi nhanh chóng sau khi kết thúc liệu trình điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. Các tác dụng phụ ngắn hạn cũng thường ít ảnh hưởng nghiêm trọng và hầu như không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe bệnh nhân nhiều.

+ Tác dụng phụ dài hạn của ARV, tức là tác dụng phụ xuất hiện sau khi uống thuốc ARV hàng năm trời, nó đến muộn, âm thầm không rầm rộ như tác dụng phụ ngắn hạn, nhưng lại đem tới những hậu quả hết sức nặng nề đối với bệnh nhân HIV/AIDS. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà thậm chí còn có những tác dụng phụ nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Tác dụng phụ ngắn hạn gồm những biểu hiện gì?

Khi điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV có thể là PEP hay PreP, thậm chí là bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mới được khởi động phác đồ điều trị ARV, thì trong thời gian đầu dùng thuốc ARV, mọi người thường gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt nhẹ
  • Phát ban
  • Mẩn ngứa
  • Đau mỏi người
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi, không tập trung trong công việc được...

Những tác dụng phụ ngắn hạn xuất hiện sớm và mất đi cũng nhanh, thường chỉ kéo dài vài tuần đến một vài tháng.

Tần suất xuất hiện của các triệu chứng trên khác nhau rất nhiều giữa từng người, phụ thuộc vào một số yếu tố như: tuổi tác, tâm lý, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trước đó, thể trạng, cơ địa và đặc biệt là loại thuốc ARV dùng để điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, phác đồ điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS là phác đồ ARV bậc 1 hay 2...

Ví dụ: thuốc Avonza có hoạt chất EFV hay gây hại gan, dị ứng nhiều, trong khi thuốc Acriptega lại cực kì an toàn, hiếm khi gây ra tác dụng phụ gì khó chịu cho bệnh nhân HIV.

Tác dụng phụ ngắn hạn kéo dài bao lâu?

Kinh nghiệm thực tế cho thấy có khoảng 70% người dùng thuốc ARV có các triệu chứng của tác dụng phụ ngắn hạn phổ biến nhất là đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi khó làm việc bình thường. Kế đến là tiêu chảy, mẩn ngứa, khó ngủ, những tác dụng phụ còn lại hiếm gặp hơn.

Thường thì các triệu chứng này xuất hiện ngay sau khi uống thuốc ARV, nặng nhất vào tuần đầu tiên, sau đó giảm dần từ tuần thứ 2 trở đi và hầu như đến tuần thứ 3, thứ 4 là chỉ có chút xíu, thoáng qua không gây khó chịu gì nhiều. Các tác dụng phụ này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi ngừng thuốc ARV và không gây hậu quả về lâu dài. Hết liệu trình điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là hết lo về tác dụng phụ của thuốc ARV.

Đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS phải dùng thuốc ARV suốt đời cũng sẽ lướt qua được giai đoạn tác dụng phụ ngắn hạn, nhưng điều còn chờ đợi họ ở phía sau thì kinh khủng hơn nhiều.

Hiện tại cũng không có bằng chứng nào nói lên thuốc ARV để điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV có thể gây vô sinh về sau, cho nên nhiều người hay lo lắng thái quá. Ở Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu cặp vợ chồng gặp vấn đề về sinh sản (hiếm muộn) mà không rõ lý do, có lẽ do tình trạng thực phẩm bẩn hay hóa chất gì thì các nhà khoa học cũng chưa đưa ra bằng chứng chắc chắn, chỉ biết rằng là không thể đổ lỗi cho thuốc ARV một cách vô cớ được.

Tác dụng phụ dài hạn là gì?

Tác dụng phụ của thuốc ARV dài hạn chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân đã nhiễm HIV và phải điều trị suốt đời bằng thuốc ARV. Những tác dụng phụ này âm thầm tiến triển qua nhiều năm tháng, chỉ đến khi nó gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì bệnh nhân HIV/AIDS mới để ý tới nó và tìm cách chữa trị.

Có thể kể đến một số tác dụng phụ dài hạn của ARV như:

  • Trầm cảm, thay đổi tính nết, hay cáu ghắt
  • Rối loạn chuyển hóa, tăng cholesterol máu
  • Rối loạn phân bố mỡ, teo mỡ vùng má, mặt, teo mỡ, cơ vùng mông đùi nhưng lại phì đại mỡ, ứ đọng mỡ ở bụng, lưng..
  • Xuất hiện ụ trâu (buffalo hump)
  • Thiếu máu
  • Xạm da, rụng tóc
  • Loãng xương, thưa xương
  • Suy gan, suy thận
  • Tăng men gan không đáp ứng với các thuốc hạ men gan thông thường
  • Nổi ban, nổi nốt sẩn trên da...

Những tác dụng phụ lâu dài như thế này xuất hiện thường muộn, cỡ phải vài năm uống thuốc ARV trở lên, có khi cả chục năm mới xuất hiện. Tuy nhiên nó lại để lại hậu quả nghiêm trọng, có dừng thuốc ARV cũng không hết được đối với một sốt tác dụng phụ. Thậm chí như tác dụng phụ thiếu máu nếu nặng quá còn có thể dẫn tới tử vong nếu không phát hiện kịp thời.

Thực tế, tác dụng phụ hay gặp và ảnh hưởng nghiêm trọng là do phác đồ ARV ngày xưa có Zidovudin (AZT) hay gây thiếu máu nặng và rối loạn phân bố mỡ, teo mỡ vùng má, trông má bệnh nhân hóp vào lộ hết cả xương gò má, mông thì teo, cơ đùi cũng teo...

Tác dụng phụ dài hạn gây hậu quả thế nào?

Bản thân bác sĩ Thắng cũng chứng kiến nhiều ca xuất hiện ụ trâu ở lưng, phải mổ đi mổ lại nhiều lần. Lúc đầu cả bệnh nhân và bác sỹ phẫu thuật đều không hiểu tại sao cứ mổ rồi thì vài tháng sau lại xuất hiện trở lại. Mặc dù bản chất đó chỉ là u mỡ lành tính nhưng thực sự gây ra cảm giác rất khó chịu và tự ti cho bệnh nhân HIV.

Chỉ đến khi gặp được bác sĩ Thắng, khi đó còn công tác tại Bệnh viện Bộ quốc Phòng quân y 175 và tư vấn chuyển sang phác đồ TDF-3TC-EFV thì mới hết, không bao giờ bị tái phát nữa.

Hay trường hợp khác thì thiếu máu đến mức hồng cầu chỉ còn khoảng gần 1 triệu /mm^3, trong khi máu người khỏe mạnh bình thường phải có từ 4 đến 5 triệu hồng cầu/ mm^3. Có bệnh nhân thì mỡ máu (cholesterol) cao liên tục, uống thuốc hạ cholesterol máu cũng không ăn thua, chỉ khi thay đổi sang phác đồ ARV mới thì thông số mới được cải thiện.

Cách xử lý tác dụng phụ của thuốc ARV ra sao?

Đó chỉ là một vài ví dụ về tác dụng phụ lâu dài do uống thuốc ARV với phác đồ có AZT trong thời gian nhiều năm, còn rất rất nhiều trường hợp khác nữa. Tuy nhiên để thấy rằng tác dụng phụ dù ngắn hay dài hạn của thuốc ARV là rất phong phú và đa dạng và còn nguy hiểm nữa.

Để nhận định kịp thời và bảo vệ tính mạng, sức khỏe bệnh nhân HIV/AIDS thì phải cần có kinh nghiệm thực tế lâm sàng dày dặn và cách nhìn nhận vấn đề tổng quát, bởi có một số trường hợp nhầm tác dụng phụ của thuốc ARV với một số bệnh khác hoàn toàn không liên quan.

Hầu hết những tác dụng phụ của thuốc ARV là nhẹ và tự hết. Ít khi nào phải xử trí bằng thuốc để khắc phục các triệu chứng không mong muốn đó. Song với một số tình huống đặc biệt, bác sĩ có thể cân nhắc ngừng sử dụng thuốc ARV và kê đơn thêm thuốc chống dị ứng. Nghiêm trọng hơn có thể sẽ phải nhập bệnh viện để theo dõi và điều trị.

Tóm lại, tác dụng phụ của thuốc ARV rất đa dạng bao gồm có tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn. Do đó, có những tác dụng phụ ARV chỉ kéo dài vài tháng, nhưng lại có khi cả nhiều năm trời. Hầu hết là các phản ứng không mong muốn đó ở mức độ nhẹ và tự hết. Một số ít bị dị ứng thuốc nặng cần phải dừng uống ARV hoặc đổi sang loại khác, kết hợp với một số thuốc khác để điều trị.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Máu của người nhiễm HIV có màu gì?

Uống ARV sai giờ có sao không?

Acriptega giá bao nhiêu không phải ai cũng biết

Ở đâu có chuyên gia tư vấn HIV giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc?

Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS là bao lâu?

Diễn biến tâm lý người bệnh nhiễm HIV như thế nào?

Người nhiễm HIV có con khỏe mạnh được không?

Bí quyết kéo dài sự sống cho người nhiễm HIV?

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu? Điểm bán PEP, Prep uy tín nhất?

Thuốc PEP là gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?

Uống ARV có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV và 10 điều cơ bản cần biết?

Quá trình nhiễm HIV có mấy giai đoạn?

Trót quan hệ với người lạ sau bao lâu biết mình bị nhiễm HIV?

Tại sao nhiễm HIV không bị thông báo về địa phương?

Nhận diện thuốc ARV giả và thật, sự lựa chọn thông minh như thế nào?

Tags :

tác dụng phụ của thuốc ARV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: