2 người bình thường quan hệ với nhau có bị lây HIV không?

27/01/2023 0 Bình luận

Nhiều người lo lắng quá mức nên thắc mắc 2 người bình thường quan hệ với nhau có bị lây HIV không? Câu trả lời đương nhiên là không rồi. HIV chỉ lây từ người này sang người khác khi có đủ 2 yếu tố nguồn lây và đường lây. Cả 2 người không bị HIV quan hệ với nhau thì không có nguồn lây nên không thể nhiễm HIV.

Đường lây HIV là gì?

Đường lây HIV là phương thức, hành vi khiến virus HIV lây truyền từ người này sang người khác. Tính đến thời điểm hiện tại, virus HIV được khẳng định là chỉ lây qua 3 đường: máu, quan hệ tình dục không an toàn và mẹ truyền sang con.

HIV lây theo đường máu:

Ở người nhiễm bệnh, virus HIV tồn tại nhiều trong máu, kể cả máu toàn phần hay các chế phẩm từ máu như huyết tương, tiểu cầu, các yếu tố đông máu, hồng cầu,… Ngoài truyền máu, người bệnh có thể lây HIV cho người lành bằng đường máu thông qua các dụng cụ xuyên chích qua da như:

  • Dùng chung các loại kim châm cứu, kim xăm trổ, xăm mày, lưỡi dao cạo râu, các dụng cụ xăm lông mi,…
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là những người tiêm chích ma túy.
  • Dụng chung các vật dụng phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh,… chưa được tiệt trùng đúng cách.
  • Dùng chung bàn chải đánh răng có dính máu của người bệnh.
  • Lây truyền trực tiếp qua máu khi người lành tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh thông qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc bị trầy xát.
  • Lây truyền qua đường truyền máu, cấy ghép mô tạng,… từ người nhiễm HIV sang người lành.

HIV lây theo đường quan hệ tình dục không an toàn:

Đây là con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là quan hệ ở nhóm đồng tính nam (MSM). Virus HIV có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua tất cả các hình thức quan hệ như: dương vật – hậu môn, dương vật – miệng, dương vật – âm vật,…

Nguy cơ lây nhiễm HIV qua mỗi hình thức quan hệ tình dục là khác nhau, trong đó nguy cơ lây nhiễm cao nhất là quan hệ qua đường hậu môn, thấp nhất là qua đường miệng. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan với bất kì hình thức quan hệ tình dục không an toàn nào, dù tỉ lệ thấp thì vẫn có thể lây HIV.

HIV lây truyền từ mẹ sang con:

Lây nhiễm HIV khi mang thai

Để nuôi dưỡng thai nhi, máu mẹ sẽ được truyền trực tiếp cho thai thông qua rau thai. Trong máu này cũng chứa virus HIV nên cũng khiến thai nhi nhiễm bệnh từ sớm.

Lây nhiễm HIV khi sinh

Virus HIV có trong máu, dịch tử cung, dịch âm đạo và cả nước ối của mẹ. Trong quá trình sinh nở virus từ các loại dịch này có thể xâm nhập vào trẻ thông qua hậu môn, mũi, mắt hoặc xây xát khác trên cơ thể trẻ sơ sinh.

Lây nhiễm HIV khi cho con bú

Khi mẹ cho trẻ bú, HIV có thể có mặt trong sữa hoặc qua tổn thương ở núm vú của mẹ xâm nhập vào cơ thể trẻ, đặc biệt khi trẻ đang có tổn thương miệng.

Nguồn lây HIV là gì?

Nguồn lây HIV là người đã nhiễm HIV, dù cho họ có uống thuốc hay điều trị ARV đầy đủ. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng chuyện uống thuốc ARV đạt tải lượng virus HIV-RNA âm tính sẽ không lây cho người khác theo thông điệp K=K. Tuy nhiên, khi họ ngừng uống thuốc hoặc bị kháng thuốc ARV, virus HIV sẽ tăng sinh trở lại và có thể lây truyền sang người khác. Bởi lẽ, HIV là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, việc uống thuốc ARV chỉ là ức chế HIV tăng sinh. Do đó, những người đã được chẩn đoán nhiễm HIV sẽ vẫn mãi là nguồn lây HIV tiềm tàng cho cộng đồng.

Người bình thường làm sao để biết có bị nhiễm HIV hay không?

Một người được chẩn đoán chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không cần làm xét nghiệm chiến lược 3 Bộ Y tế. Đây là loại xét nghiệm bao gồm nhiều phương pháp, dựa trên nhiều nguyên lý sinh phẩm khác nhau để tìm ra virus HIV một cách chính xác và nhanh nhạy nhất.

Có nghĩa là, với phương pháp xét nghiệm này, người mắc HIV sẽ được chẩn đoán đúng mà tránh bị nhầm sang bệnh khác hoặc bị bỏ sót. Từ đó, giúp loại trừ tối đa nguy cơ xuất hiện tình huống xét nghiệm âm tính giả hay dương tính giả.

Chú ý là những test nhanh HIV không thể khẳng định 100% một ai đó có bị nhiễm HIV hay là không. Những xét nghiệm này chỉ mang tính chất tham khảo và sàng lọc ban đầu. Dù kết quả ban đầu có thế nào thì muốn biết rõ nhất vẫn cần đến bệnh viện hoặc trung tâm phòng chống HIV/AIDS để làm xét nghiệm khẳng định HIV.

2 người bình thường quan hệ với nhau có bị lây HIV không?

Khi chúng ta đề cập đến tình huống 2 người bình thường quan hệ với nhau ở đây là 2 người không bị nhiễm HIV. Điều đó có nghĩa là họ phải được làm xét nghiệm HIV khẳng định theo chiến lược 3 Bộ Y tế với kết quả âm tính.

Như vậy, hoàn toàn không có nguồn lây HIV thì việc 2 người này quan hệ với nhau không thể khiến một trong 2 người đó mắc HIV được. Dù cho đó là quan hệ tình dục không an toàn kiểu gì đi chăng nữa. 

HIV là bệnh lây truyền, nó cần có nguồn lây và đường lây rõ ràng. Nó không tự sinh ra và cũng chẳng tự biến mất đi, mà chỉ lây truyền theo cấp số nhân từ người này sang những người khác. Thế cho nên, việc 2 người bình thường quan hệ với nhau không thể tự nhiên làm xuất hiện virus HIV được. Tức là, không thể bị lây nhiễm HIV nếu quan hệ tình dục với người không có bệnh HIV trước đó.

Làm gì nếu quan hệ tình dục không an toàn với người lạ để khỏi bị lây HIV?

Quan hệ tình dục là nhu cầu sinh lý cơ bản của loài người. Việc quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng thì chắc chắn sẽ không bị lây nhiễm HIV. Tuy vậy, thực tế cuộc sống có nhiều trường hợp quan hệ tình dục với người lạ. Nếu có sử dụng bao cao su thì yên tâm sẽ không có nguy cơ phơi nhiễm HIV. Nhưng nếu có hành vi quan hệ tình dục không an toàn, không có bao cao su hoặc kể cả rách bao cũng được coi là yếu tố khiến bạn có thể bị lây nhiễm HIV từ người khác. Thậm chí, nhiều người lầm tưởng quan hệ bằng miệng hay còn gọi là oral sex sẽ an toàn thì vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm HIV.

Do đó, khi có bất kì hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV nào, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người lạ cần mua thuốc PEP ngay lập tức. Đây là loại thuốc ARV kết hợp nhiều hoạt chất kháng virus HIV được sử dụng khẩn cấp trong 72 giờ. Nếu quá thời gian vàng này, uống thuốc PEP sẽ không còn hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV như mong muốn.

Tóm lại, 2 người bình thường quan hệ với nhau có bị lây HIV không được khẳng định là không. HIV là loại bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người khác chứ không tự sinh ra hay mất đi. Một người có nguy cơ lây nhiễm HIV từ người khác khi có đủ đồng thời 2 yếu tố là nguồn lây và đường lây HIV.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về HIV cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu?

Uống ARV bao lâu thì K=K?

Thuốc ARV uống trước hay sau ăn?

Phác đồ điều trị PEP mới nhất hiện nay là gì?

HIV lây theo những con đường nào?

Hiệu quả của PEP ở Việt Nam như thế nào?

Thái độ và tâm lý người nhiễm HIV thường như thế nào?

Thuốc PEP có miễn phí không, ai được phát thuốc PEP không tốn tiền?

Ai là người dễ bị mắc HIV nhất?

Nên mua thuốc PEP chuẩn nhất ở đâu?

Phác đồ điều trị ARV bậc 1 là gì?

Phác đồ điều trị ARV bậc 2 là gì?

Phác đồ điều trị ARV bậc 3 là gì?

Tỷ lệ lây HIV từ nam sang nữ là bao nhiêu?

Làm gì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV?

Công thức tính nguy cơ lây nhiễm HIV như thế nào?

Mua thuốc ngừa HIV khẩn cấp chuẩn nhất ở đâu?

Quan hệ tình dục kiểu gì dễ bị lây HIV nhất?

Top hay bottom dễ bị lây HIV hơn?

Tags :

2 người bình thường quan hệ với nhau

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: