-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Cần biết gì về điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con?
17/03/2019
0 Bình luận
Cần biết gì về điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con? Chúng ta cần làm gì để không lây HIV cho em bé? Những trường hợp nào vẫn có thể sinh con không bị nhiễm HIV?
HIV lây qua những con đường nào?
Chúng ta đã biết HIV lây qua 3 con đường chính là:
- Lây qua máu bắn vào vết thương hở, niêm mạc không được bảo vệ, hoặc truyền máu.
- Quan hệ tình dục không an toàn đang trở thành đường lây HIV phổ biến nhất toàn cầu.
- Mẹ nhiễm HIV truyền sang con.
Thế tại sao HIV không lây qua ôm hôn, tiếp xúc trực tiếp như ngủ chung, ngồi cạnh nhau thậm chí là bắt tay. Ăn uống chung bát đĩa, uống chung cốc nước cũng không lây HIV. Muỗi đốt có dính máu mà sao không lây HIV?
Đó chính là do phải có đủ 2 yếu tố đồng thời xảy ra: nguồn lây và đường lây.
Nếu chỉ có đường lây kể trên mà không có vi rút HIV thì lây làm sao được. Nhưng cũng không phải người nhiễm HIV là đều có đủ yếu tố để lây HIV. Bệnh nhân HIV/AIDS uống thuốc ARV tuân thủ điều trị sẽ không lây HIV cho người khác.
HIV chỉ xảy ra ở người lớn đúng không?
Từ những con đường lây HIV kể trên, chúng ta nhận thấy có con đường lây HIV từ mẹ truyền sang con. Đây là con đường lây lan HIV tuy không phổ biến nhưng cũng có gặp trên thực tế.
Hiện nay, tỉ lệ mẹ lây HIV sang cho con có giảm hơn những vẫn còn khá nhiều. Mới đây nhất, theo ghi nhận của bác sĩ Thắng có một gia đình có trẻ em vừa đẻ ra đã bị nhiễm HIV.
Khi sinh mổ, bác sĩ xét nghiệm người mẹ bị nhiễm HIV. Sau đó làm xét nghiệm cho cả chồng và con mới chào đời cũng rất tiếc là bị dương tính HIV.
Như vậy, HIV không phải chỉ gặp ở người lớn. Bất kể lứa tuổi nào cũng có thể mắc HIV/AIDS. Chỉ khác nhau là độ tuổi gặp nhiều nhất chính là từ 18 đến 40, tuổi lao động và tạo ra thu nhập chính cho gia đình và xã hội. Thậm chí, ngày nay xu hướng trẻ hóa các ca nhiễm HIV mới ngày càng tăng cao, tập trung nhiều ở nhóm MSM.
Trẻ em sinh ra từ mẹ bị HIV chắc chắn sẽ bị nhiễm HIV?
Như vậy, rõ ràng là trẻ em cũng có thể bị lây HIV. Mà chủ yếu HIV ở trẻ em xảy ra do người mẹ lây truyền sang trong quá trình mang thai và sinh nở.
Từ trước tới nay, đa phần mọi người luôn nghĩ rằng, đã bị nhiễm HIV thì không thể có con, mà nếu có thì chắc chắn đứa bé sinh ra sẽ bị lây HIV. Nhiều người phụ nữ không may mắc bệnh này vẫn khao khát muốn được làm mẹ, muốn có dù chỉ là 1 đứa bé. Nhưng họ lại sợ, lại suy nghĩ sinh ra chỉ làm khổ con, nên tất cả chỉ dừng lại ở ước mơ mà không dám thực hiện.
Không phải tất cả những đứa bé sinh ra từ người mẹ bị HIV là sẽ bị nhiễm HIV. Nhưng muốn có được tỉ lệ thành công điều trị dự phòng lây truyền HIV mẹ - con cao cần có kế hoạch thực hiện bài bản.
Cần biết gì về điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con?
Làm gì để không bị lây HIV cho trẻ em, để đứa bé sinh ra được an toàn khỏe mạnh. Là các bậc phụ huynh không may mắc HIV cần biết những điều cơ bản để phòng tránh lây nhiễm HIV cho trẻ.
Chúng ta sẽ chia ra 3 tình huống như sau:
TRƯỜNG HỢP CHỒNG BỊ NHIỄM HIV, VỢ KHÔNG BỊ HIV:
Tình huống này hết sức đơn giản, muốn có con thì trước khi quan hệ vợ chồng không dùng bao cao su khoảng 3 tuần, người vợ sẽ được dùng thuốc ARV để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV: điều trị PrEP.
Việc uống liên tục Prep sẽ kéo dài liên tục đến khi có tín hiệu đậu thai thì ngừng. Còn người chồng thì nên uống thuốc ARV đến mức không phát hiện virus HIV trong máu. Tức là khi làm xét nghiệm tải lượng virus HIV-RNA âm tính thì hãy quan hệ vợ chồng. Điều này cơ bản là K = K (không phát hiện virus HIV trong máu = không có khả năng lây nhiễm).
Trong quá trình mang thai, người vợ nên đi làm xét nghiệm xem có bị nhiễm HIV hay không, nếu không thì con sinh ra không cần phải can thiệp gì hết.
TRƯỜNG HỢP VỢ BỊ NHIỄM HIV ĐANG UỐNG THUỐC ARV:
Vẫn uống thuốc ARV bình thường đến khi đo tải lượng virus HIV dưới ngưỡng phát hiện thì bắt đầu quan hệ vợ chồng để có con.
Trong quá trình mang thai vẫn uống thuốc ARV bình thường, con sinh ra sẽ được uống thuốc ARV dự phòng lây nhiễm càng sớm càng tốt (con uống thuốc ra sao ở phần dưới).
TRƯỜNG HỢP PHỤ NỮ ĐANG MANG THAI PHÁT HIỆN BỊ NHIỄM HIV:
Bắt đầu từ tuần thai thứ 14 phải uống thuốc ARV ngay, nên chọn phác đồ mạnh có nhóm PI chẳng hạn. Lúc này không tiêm được các thuốc kích miễn dịch nữa, sau khi sinh xong có thể tiếp tục phác đồ có nhóm PI hoặc lựa chọn phác đồ bậc 1.
Phác đồ điều trị dự phòng lây HIV từ mẹ sang con cho trẻ như thế nào?
Điều quan trọng nữa là đứa con sẽ uống thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV ra sao. Cần phải chọn loại thuốc gì để dự phòng lây HIV cho em bé.
Có thể dùng liều đơn Nevirapine (NVP) 6mg uống 1 lần + Zidovudine (AZT) 4mg/kg ngày uống 2 lần trong 4 - 6 tuần hoặc NVP liều 200mg/m2 uống ngày 1 lần liên tục trong 4 - 6 tuần.
Thuốc có dạng viên nén NVP 200mg hoặc huyền dịch AZT 10mg/ml, NVP 10mg/ml.
Thuốc dự phòng lây HIV mẹ - con cho trẻ em mua ở đâu?
+ Nếu sinh em bé ở một số bệnh viện lớn như Từ Dũ, đến ngày sinh họ sẽ cho tờ giấy chỉ định, người nhà mang sang bệnh viện Nhi đồng 1 mà lĩnh thuốc về uống theo phác đồ.
+ Nếu không muốn lộ thông tin, không muốn người thân biết thì mua sẵn thuốc, tuy nhiên chỉ có dạng viên nén, không mua được dạng dung dịch pha sẵn, hơn nữa rất hiếm và khó mua.
Cách tính liều thuốc ARV dự phòng lây nhiễm HIV cho trẻ em?
Cách tính liều của AZT theo cân nặng của trẻ thì dễ rồi (4mg/kg cho một lần uống, ngày uống 2 lần).
Đối với thuốc Nevirapine (NVP), phải tính theo diện tích da cơ thể của trẻ theo công thức sau:
Ví dụ: trẻ sinh ra khoảng 3 kg, chiều dài 50cm, thì BSA của trẻ là 0,2 mét vuông, suy ra mỗi ngày trẻ cần uống NVP liều 40mg.
Như thế nếu có dạng huyền dịch pha sẵn thì cho uống 4ml. Nếu phải dùng dạng viên thì hòa tan vào một lượng nước vừa phải rồi lấy 1/5 lượng thuốc đã hòa tan cho trẻ uống (vì viên dùng để pha là NVP 200mg).
Tác dụng phụ của thuốc ARV lên trẻ sơ sinh là gì?
Thuốc ARV dự phòng lây nhiễm HIV mẹ sang con có thể gây nhiễm độc ti thể (Mitochondrial Toxicity) với biểu hiện khá đa dạng.
Căn nguyên do thuốc ARV nhóm NRTI (gồm AZT, TDF, d4T, 3TC, DDI, ABC, FTC...) gây ra nhiều tác dụng phụ như:
- loạn dưỡng cơ,
- yếu cơ,
- nhược cơ,
- rối loạn thần kinh ngoại biên (tê bì tay chân, yếu liệt),
- viêm tụy,
- toan chuyển hóa,
- ứ đọng acid lactic trong các mô cơ thể dẫn đến mất năng lượng nuôi sống tế bào, suy đa cơ quan thậm chí là tử vong.
Tất nhiên tỉ lệ này ít thôi, nên các mẹ đừng quá lo lắng. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện cho thấy hầu như trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và sống bình thường cho tới trưởng thành.
Mọi thắc mắc xin liên hệ BS.Thắng 0988778115.
Xem thêm:
Mua thuốc EET Macleods tốt nhất
Thuốc Acriptega giá rẻ chính hãng Mylan Ấn Độ bao nhiêu tiền?
Mua bán thuốc Avonza chuẩn bác sĩ ở Thái Nguyên?
Tin rất vui dành cho người nhiễm HIV?
Phòng khám tư vấn điều trị cho cộng đồng HIV tốt nhất?
Thêm 2 ca khỏi hoàn toàn HIV mới được công bố?
Mua bán thuốc Acriptega tốt nhất Ninh Bình?
Việt Nam lọt top 4 điều trị HIV tốt nhất thế giới?
Bác sĩ điều trị HIV tốt nhất hiện nay ở đâu vậy?
Con đường mới lây HIV chủ yếu hiện nay?
ARV là thuốc đặc trị điều trị HIV phải không?
Bác sĩ Thắng chữa HIV giỏi nổi tiếng nhất hiện nay?
Uống thuốc ARV bao lâu thì mới có tác dụng?
Tại sao đại dịch HIV/AIDS mãi vẫn chưa chấm dứt?
Số lượng tế bào CD4 và tải lượng HIV-RNA có liên quan gì với nhau?
Mắc HIV dễ bị bệnh nhiễm trùng cơ hội?
Bác sĩ điều trị HIV tốt nhất TPHCM, Hà Nội?
HIV/AIDS vẫn bị kì thị, luật phòng chống HIV phải sửa đổi bổ sung một số điều?