BỆNH NHÂN COVID-19 MANG TẾ BÀO MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU SARS-CoV-2 T CELLS

31/07/2020 0 Bình luận

Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Singapore mới được công bố gần đây cho thấy những bệnh nhân hồi phục sau khi mắc bệnh Covid-19 có mang trong mình những tế bào miễn dịch lympho T đặc hiệu với virus SARS-CoV-2. Theo đó, các nhà khoa học đã đưa ra một dự đoán đầy triển vọng với hi vọng tế bào miễn dịch này sẽ giúp cơ thể có miễn dịch lâu dài với virus SARS-CoV-2 nói riêng hay các chủng khác của virus corona nói chung.

Vậy tế bào lympho T này là gì? Bản chất đó là một loại tế bào miễn dịch của cơ thể, có cấu trúc của một bạch cầu, có nhiều loại tế bào lympho T khác nhau về nguồn gốc hình thành và vai trò, nhưng tựu chung lại thì cũng cùng một mục đích là bảo vệ cơ thể bởi những tác nhân gây hại cho con người.

Tế bào T phát triển từ tế bào gốc gan hoặc tủy xương trưởng thành trong tuyến ức và được biệt hóa thành một số loại khác nhau, bao gồm:

  • Các tế bào T độc (Cytotoxic T cells) tìm và tấn công trực tiếp vào vi sinh vật gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.
  • Các tế bào T hỗ trợ (Helper T cells) phối hợp với tế bào miễn dịch khác và tổ chức phản ứng miễn dịch.
  • Các tế bào T điều hoà (regulatory T cells) giúp ức chế hệ thống miễn dịch để không phản ứng thái quá (như trong các bệnh tự miễn), tuy nhiên các khía cạnh của sinh học của các tế bào này vẫn đang là bí ẩn và vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và tranh luận.
  • Các tế bào tiêu diệt tự nhiên T (natural killer T cells - NKT) không giống với các tế bào diệt tự nhiên (natural killer cells- NK), nhưng chúng có một vài điểm tương đồng. Các tế bào NKT là các tế bào tế bào T độc (Cytotoxic T cells) cần phải được kích hoạt và biệt hóa trước để thực hiện nhiệm vụ miễn dịch. Cả tế bào NK và NKT đều là tế bào gây độc tế bào, có thể đáp ứng nhanh chóng bằng cách tiêu diệt các tế bào khối u và tham gia vào các phản ứng miễn dịch chống khối u.
  • Các tế bào nhớ (memory T cells) ghi lại dấu hiệu trên bề mặt vi khuẩn, virus hoặc tế bào ung thư đã tiêu diệt trước đó.

Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chưa chỉ ra được chính xác vai trò của các tế bào miễn dịch lympho T trong cơ chế tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Nhưng điều thú vị trong nghiên cứu ở Singapore lần này là người ta đã nhận ra có những bệnh nhân nhiễm virus SARS trên 17 năm nay và trên 50% người khỏe mạnh chưa từng tiếp xúc với virus SARS hoặc  virus SARS-CoV-2 vẫn có loại tế bào miễn dịch này. Sở dĩ có điều này là do trong tiền sử họ đã từng mắc các bệnh cảm cúm hoặc từng tiếp xúc với coronavirus có nguồn gốc động vật. [Nature 2020;doi.org/10.1038/s41586-020-2550-z].

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc xuất hiện những tế bào miễn dịch lympho T nhớ xuất hiện khá phổ biến trong cộng động dân cư như vậy nhưng cũng không có nghĩa là đảm bảo cho những người dân này không bị tái mắc bệnh COVID-19.

Các nhà khoa học Singapore mới đây cũng đã phát triển thành công bộ kit test nhanh chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 mang tên SARS-CoV-2 surrogate virus neutralisation test (sVNT). Bộ test nhanh đã được thử nghiệm lâm sàng ở Singapore (với 375 bệnh nhân COVID-19) và ở Trung Quốc (với 250 bệnh nhân mắc COVID-19) cho kết quả về độ đặc hiệu (chính xác) lên đến 99-100% và độ nhạy đạt từ 95 đến 100%.

Bộ kit nhanh sVNT này đã được thương mại hóa bởi GenScript với cái tên được bảo hộ cPass™ .

Cập nhật bởi BS.Thắng.

Tham khảo nguồn: mims.com 

                               vimmec.com

 

Tags :

Nổi bật Sức khỏe Tin tức

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: