-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Hậu quả của việc chủ quan với điều trị PEP
19/09/2024
0 Bình luận
Thông tin mới đây có trường hợp mới bị nhiễm HIV do điều trị PEP thất bại. Điều đáng nói là đã được bác sĩ khuyên mà không nghe. Bây giờ mới thấy hậu quả của việc chủ quan điều trị PEP.
Nguy cơ phơi nhiễm HIV là gì? Cần làm gì cho an toàn?
Nguy cơ phơi nhiễm HIV là những hành vi tiềm ẩn rủi ro lây truyền HIV từ bệnh nhân sang người lành. Không phải tỷ lệ lây truyền sẽ là 100%. Nhưng, dù tỷ lệ rất thấp thì cũng không ai đảm bảo bạn thoát, nếu không điều trị PEP.
Các hành vi nguy hiểm cần phải cảnh giác gồm:
- Quan hệ tình dục không an toàn, nam với nữ, nam với nam
- Bị máu, dịch tiết người lạ bắn vùng niêm mạc, vùng da bị tổn thương
- Dùng chung kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật làm đẹp chưa tiệt trùng, bị dính máu...
Trong đó, dễ bị lây HIV nhất là do quan hệ không bao cao su với người lạ.
Trước những tình huống như vậy, các bạn cần phải uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV khẩn cấp, còn gọi là PEP 72 giờ. Đây là loại thuốc kháng virus sao chép ngược, kết hợp 3 thành phần trong 1 viên. Uống càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất.
Hậu quả của việc chủ quan với điều trị PEP?
Thông tin mới đây có một bạn trẻ bị nhiễm HIV do chủ quan với việc điều trị PEP thật là đáng tiếc.
Chuyện là bạn này quen một cô gái, nhưng cô này cũng có tình trường phức tạp. Cô bạn gái này đã từng ngủ với nhiều bạn trai khác nhau. Cậu thanh niên sinh viên đại học này lần đầu quan hệ không bao cao su với bạn gái cũng rất lo. Cậu ta cũng chủ động đi tìm mua thuốc PEP để uống. Bác sĩ tư vấn cho phác đồ tốt, hiệu quả cao thì không nghe (có lẽ do thấy giá hơn 1 triệu là quá cao). Lưỡng lự mất 2 ngày, đến lúc gần hết 72 giờ vàng mới vội vàng mua Avonza về uống.
Sau đó 2 tháng, đi làm xét nghiệm bị dương tính HIV. Không muốn tin vào mắt mình, chờ thêm 2 tháng nữa, đến bệnh viện tỉnh làm xét nghiệm khẳng định chiến lược 3 thì vẫn là dương tính. Tức là chắc chắn bị nhiễm HIV rồi. Điều đó giải thích vì sao phác đồ TDF/3TC/EFV với biệt dược là Avonza không còn được dùng trong điều trị PEP.
Dẫu biết là thuốc xịn hơn thì giá có thể cao nhưng tiền nào của đó thôi. Hơn nữa, làm gì cũng phải đúng chuyên môn. Phải tranh thủ giờ vàng. Cũng tiếc thay cho cậu sinh viên, nhưng không thay đổi được nữa rồi.
Nói tóm lại, đừng chủ quan với việc điều trị PEP dù là nguy cơ nhỏ nhất. Bởi hậu quả của nó khiến bạn phải ôm hận cả đời.
Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Xem thêm:
Hiệu quả của PEP giảm dần theo thời gian?
Cảnh giác với giá thuốc ARV hiện nay?
Làm gì khi phát hiện nhiễm HIV đã ở giai đoạn AIDS?
Điều trị phơi nhiễm HIV có khỏi không?
Virus Oropouche gây bệnh sốt lười đang bùng phát ở Nam Mỹ?
Các loại thuốc ARV tốt nhất hiện nay cập nhật 2024?
Hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào não khi chúng ta hít thở?