NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ CHỮA KHỎI LANG BEN

01/07/2021 0 Bình luận

Lang ben là một bệnh lý về da rất thường gặp, đặc biệt là những người phải lao động nặng, trong điều kiện nóng bức, ra mồ hôi nhiều mà lại ít có thời gian tắm rửa nghỉ ngơi. Lang ben tuyệt nhiên phổ biến nhiều hơn ở những vùng miền và đất nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Vậy căn nguyên và cách chữa trị lang ben sao cho hiệu quả nhất?

Nguyên nhân gây ra lang ben?

Đó là do một loại nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên, hiện nay đã phát hiện và phân loại được 12 chủng nấm Malassezia trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người.

Điều kiện tốt cho nấm phát triển thành bệnh lang ben ở người gồm:

  • Tuổi thanh thiếu niên
  • Khí hậu nóng ẩm
  • Cơ địa da dầu, mồi hôi quá nhiều
  • Suy dinh dưỡng, ăn kém
  • Suy giảm miễn dịch
  • Mang thai và sử dụng coritcoid
  • Thức đêm, căng thẳng, lạm dụng rượu bia và chất kích thích...

Chẩn đoán lang ben như thế nào?

- Lang ben khá dễ nhận biết với các tổn thương là dát hình tròn hoặc bầu dục trên có vảy da mỏng. Có thể cào nhẹ bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện (dấu hiệu vỏ bào). Các tổn thương liên kết với nhau thành mảng lớn hình nhiều cung. Vị trí thường gặp là vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng ngực, liên bả vai. Ngoài ra tổn thương có thể gặp ở mặt (hay gặp ở trẻ em), da đầu, khoeo, dưới vú và vùng bẹn, mông.

- Màu tổn thương hay gặp nhất là màu nâu (tăng sắc tố) và nâu vàng (giảm sắc tố), thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ (màu hồng). Dưới ánh sáng đen Wood, tổn thương lang ben có màu vàng sáng hoặc vàng huỳnh quang.

- Triệu chứng cơ năng là bệnh nhân cảm thấy ngứa, nhất là khi thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều.

Điều trị Lang ben như thế nào hiệu để đạt hiệu quả nhất?

Lang ben cần điều trị kiên trì kết hợp lối sống lành mạnh và vệ sinh sạch sẽ, hạn chế thức đêm, căng thẳng, ăn đồ chua cay, thường xuyên tắm rửa và hạn chế tắm bằng xà phòng nhiều. Nên tắm bằng nước cốt chanh ở nước tắm cuối.

Kết hợp thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống kháng nấm toàn thân:

+ Tại chỗ:

  • bôi  kháng nấm: ketoconazol hoặc selenium
  • các thuốc khác như nhóm azol, allylamin, glycol propylen, nystatin, axit salicylic, cồn asa, B.S.I...

+ Toàn thân:

  • Ketoconazol 200mg/ ngày x 5-7 ngày
  • Itraconazol 100-200mg/ ngaỳ x 5 ngày
  • Fluconazol 300mg/ tuần x 2 tuần.

Đó là lý thuyết dành cho người mới bị lần đầu hoặc nhẹ, hoặc chưa có tình trạng kháng thuốc. Thực tế hiện nay tình trạng thuốc kháng nấm bị lờn (nhờn), không còn tỏ ra hiệu quả. Một số thuốc mới như Pirolam của Ba lan cũng còn tỏ ra khó điều trị dứt điểm những bệnh về da do nấm, vì vậy cần kiên trì và điều chỉnh lối sống, đồng thời phải tăng sức đề kháng cho da và cơ thể.

Bác sĩ Thắng

Trở lại trang Y HỌC GIA ĐÌNH
 

Tags :

Sức khỏe Tin tức

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: