-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
NUỐT ĐAU Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS
17/01/2020
0 Bình luận
Trong cuộc đời mỗi con người nói chung, hầu như ai cũng có những lần bị đau họng, nuốt vào đau và khó khăn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở người bình thường sẽ nhanh khỏi hoặc chỉ tồn tại những triệu chứng đó trong một thời gian ngắn và điều đó cũng không quá nặng nề đến mức khiến người ta không ăn uống được. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân nhiễm HIV mà đặc biệt là bệnh nhân giai đoạn AIDS thì câu chuyện ấy lại hoàn toàn khác. Càng ngày càng nặng nề hơn, đau nhiều hơn, chảy nước dãi nhiều hơn, không nuốt được, thậm chí không há được miệng để mà uống nước. Có rất nhiều trường hợp nặng tới mức phải đưa sonde dạ dày để nuôi ăn vì tình trạng đã quá muộn, tổn thương lan tỏa khắp khoang miệng họng, khiến bệnh nhân suy kiệt mà chết.
Vậy nuốt đau là gì? Đó là cảm giác đau ở họng và đau sau xương ức khi người bệnh nuốt thức ăn, có thể đi kèm cảm giác nuốt khó, như là mắc cái gì đó ở họng. Nuốt đau thường là triệu chứng của viêm thực quản. Các nguyên nhân gây nuốt đau ở bệnh nhân HIV bao gồm viêm thực quản do vi rút Herpes simplex (HSV), Cytomagalovirus (CMV), Epstein-Barr vi rút (EBV), Mycobacterium Avium-Intracellulaire Complex (MAI, hoặc cũng có thể viết là MAC), loét thực quản không rõ căn nguyên. Các khối u ác tính như Sarcoma Kaposi, u lympho hoặc các bệnh lý không liên quan đến HIV như viêm thực quản do trào ngược cũng có thể gây tình trạng nuốt đau.
Ở bệnh nhân HIV, số lượng tế bào T-CD4 có thể được sử dụng để định hướng nhóm căn nguyên: viêm thực quản do Candida albicans và HSV thường gặp ở bệnh nhân có số lượng tế bào miễn dịch CD4 < 200 tế bào/mm3. Loét thực quản do CMV, MAC và loét không rõ nguyên nhân lại được phát hiện thấy ở hầu hết các trường hợp có T-CD4 < 100 tế bào /mm3.
Nội soi ống mềm sinh thiết là biện pháp tốt nhất để chẩn đoán căn nguyên nuốt đau và nuốt khó. Trong khi nội soi cần phải kiểm tra toàn bộ niêm mạc đường tiêu hóa trên, nếu có giả mạc do nấm Candida, cần phải lấy giả mạc đó làm xét nghiệm đồng thời phải tìm nguyên nhân kết hợp khác nếu có. Các bệnh nhân có loét thực quản cần phải lấy tối thiểu 6 mảnh sinh thiết ở tại vết loét.
Các bệnh nhân có biểu hiện nuốt đau trước hết cần được điều trị theo kinh nghiệm bằng fluconazol (100 - 200mg / ngày), hoặc Itraconazol 200mg/ ngày. Thời gian điều trị trung bình là 10 - 14 ngày. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị trong 1-2 tuần thì cần làm nội soi để đánh giá lại và tìm chẩn đoán phù hợp hơn. Nếu có cải thiện thì tiếp tục điều trị duy trì trong 14 ngày và kết hợp dự phòng bằng cả cotrimoxazole.