TẠM NGƯNG UỐNG ARV MỘT VÀI NGÀY CÓ SAO KHÔNG?

15/07/2021 0 Bình luận

Đang đợt dịch Covid-19 cao điểm hoành hành, nhiều bệnh nhân HIV/AIDS không thể lĩnh thuốc hoặc đến tận nơi mua thuốc ARV nên bị gián đoạn việc điều trị ARV, vậy ngưng một vài ngày uống thuốc này có bị ảnh hưởng gì không, có bị kháng thuốc hay để lại hậu quả nghiêm trọng nào khác không?

Bác sĩ Thắng Trả lời:

Khẳng định luôn là các bạn nhiễm HIV/AIDS không phải quá lo lắng vì chuyện nhỡ nhàng, buộc phải tạm ngừng uống ARV 1 vài ngày vì nó không gây hậu quả gì nghiêm trọng, kể cả việc kháng thuốc ARV cũng không dễ xảy ra ngay đâu.

Chuyện kháng thuốc ARV do bỏ trị, uống ARV lung tung, không tuân thủ phác đồ là có, nhưng không phải chỉ vì lỡ quên hoặc lỡ tạm dừng uống 1 vài ngày mà sẽ bị kháng thuốc luôn, bởi cái gì cũng cần thời gian mới xuất hiện được. Cũng giống như COVID-19, để sinh ra biến thể Delta hay Lambda kháng các loại vắc xin thì vi rút HIV cũng cần có thời gian đến hàng tháng, thậm chí hàng năm trời để tạo đột biến kháng thuốc, chứ đâu dễ gì mà chỉ 1 vài ngày không uống thuốc ARV là bị kháng luôn. Hơn nữa, thuốc ARV các bệnh nhân HIV đang điều trị đều có ít nhất 3 loại hoạt chất kháng Retrovirus để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa chuyện kháng thuốc ARV có thể xảy ra. 

Mà điều quan trọng hơn cả, các bạn có biết rằng để sinh ra được virus HIV kháng thuốc ARV nó cần dựa đến 8 yếu tố sau:

  1. Một là, tuân thủ thuốc ARV không đầy đủ, khi uống khi không, hay quên uống thuốc ARV do việc cá nhân, do sợ độc tính của thuốc...Và lưu ý rằng chuyện này thường xuyên xảy ra trong một thời gian tương đối dài.
  2. Hai là, liều thuốc ARV không đúng, như trẻ em và người lớn liều thuốc khác nhau. Chẳng thế mà trẻ em phải tính liều ARV theo cân nặng, và trẻ em thường dùng thuốc ARV dạng siro.
  3. Ba là, uống thuốc ARV không theo chỉ định của bác sĩ chuyên điều trị HIV có kinh nghiệm, uống thuốc ARV thay đổi nhiều quá, lúc loại này, lúc loại khác, không theo bất kỳ phác đồ bậc thứ tự nào. Nhảy thuốc ARV lung tung, ''loạn xì ngậu'' để cho vi rút có dịp học được cấu trúc thuốc. 
  4. Bốn là, các yếu tố di truyền cá thể, ví dụ có người của chủng tộc quốc gia này dễ kháng thuốc hơn nhóm người của chủng tộc, quốc gia khác, và mỗi người sẽ hợp với mỗi một loại thuốc ARV khác nhau. Chẳng thế mà ngay như ở Việt Nam, các bạn thấy có rất nhiều tên thuốc ARV khác nhau cùng tồn tại và được chỉ định điều trị tùy theo mỗi bệnh nhân như: có người dùng TLE M152, có khi lại là Eltvir, Avonza, có người lại được chỉ định sử dụng Trustiva, EET Macleods, cũng có không ít bệnh nhân lại đang dùng Acriptega, Trioday, Aluvia, Ricovir-em, Tavin-em, Tenof-em, Viropil, Spegra...
  5. Năm là, hấp thu kém (do uống thuốc không đúng cách, acid dạ dảy ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc, tương tác với các thuốc đang điều trị bệnh khác).
  6. Sáu là, dược động học của thuốc.
  7. Bảy là, tương tác thuốc, uống nhiều loại thuốc khác nhau xảy ra tương kỵ, ức chế lẫn nhau, cho nên đừng uống 1 lúc cả ARV và các thuốc khác mà nên cách nhau ra 1 vài giờ đồng hồ.
  8. Tám là, phác đồ ARV không đủ mạnh.

Chính vì thế mà nhiều bạn cũng thường thắc mắc là uống ARV sau bao lâu thì bị kháng thuốc, nhân tiện đây cũng giải thích luôn là ít nhất phải cả năm, nếu bạn tuân thủ thuốc tốt, uống đúng phác đồ thì có khi cả đời không phải đổi phác đồ ARV đâu. Thực tế Bác sĩ Thắng đang điều trị cho 1 cặp vợ chồng nhiều tuổi nhất hiện nay đã ngoài 70, và xin thưa rằng họ đã uống ARV khoảng 20 năm nay vẫn chỉ cần dùng đến phác đồ ARV bậc 1 là TDF-3TC-EFV nhé, chưa bị kháng thuốc và chưa phải chuyển lên phác đồ ARV bậc 2 đâu.

Đương nhiên là mọi người nên chủ động mua thuốc ARV dự trữ để khỏi xảy ra tình huống ''nước đến chân mới nhảy'', và cũng khuyến cáo hạn chế tối đa việc bất khả kháng đó, vì xét cho cùng chúng ta có thể chủ động được trong việc này.

Tin liên quan:

Bác sĩ điều trị HIV tốt nhất, đẳng cấp nhất hiện nay

Mua thuốc ARV uy tín, giá rẻ, bảo mật, tốt nhất TPHCM, Hà Nội và toàn quốc.

Tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, cơ chế HIV kháng thuốc ARV?

Tác dụng phụ của thuốc ARV là những gì, tồn tại bao lâu?

Liệu pháp CAR-T chữa khỏi HIV?

Tags :

HIV/AIDS Nổi bật Sức khỏe Tin tức

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: