U MỀM LÂY LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ?

19/07/2021 0 Bình luận

U mềm lây được Batcman mô tả lần đầu tiên năm 1817 và năm 1905 Juliusberg phát hiện ra căn nguyên gây bệnh là một virút có tên khoa học Molluscum Contagiosum virus (MCV). Ở Mỹ ước tính có khoảng 1% dân số mắc u mềm lây ít nhất một lần trong đời, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó có trẻ em, và một số đối tượng suy giảm miễn dịch thì bệnh có thể tiến triển nặng hơn người bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh U mềm lây?

Vi rút Molluscum Contagiosum virus (viết tắt là MCV) gây bệnh U mềm lây thuộc nhóm poxvirus có kích thước lớn (200×300×100mm). Có 4 type vi rút là MCV 1, 2, 3 và 4. Hai type thường gặp là MCV 1 và MCV 2. Tuy nhiên, type 1 là nguyên nhân chủ yếu còn type 2 thường gây u mềm lây ở người lớn và được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

Cách thức lây truyền bệnh U mềm lây?

Phương thức lây truyền là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua các dụng cụ, tắm cùng bể tắm, dùng khăn, dụng cụ thể thao chung hoặc ngồi cùng ghế.

Một số yếu tố thuận lợi gây bệnh nhất là tình trạng da khô, viêm da cơ địa và việc lạm dụng thuốc bôi ngoài da chứa corticoid.

Chẩn đoán bệnh U mềm lây như thế nào?

Các bệnh da liễu nói chung và bệnh U mềm lây nói riêng được chẩn đoán chủ yếu dựa vào yếu tố lâm sàng, thăm khám và hỏi kĩ tiền sử bệnh nhân, cụ thể để phát hiện và khẳng định mắc u mềm lây chúng ta dựa vào các yếu tố sau về tổn thương cơ bản là các sẩn chắc có đặc điểm:

  1. Màu hồng nhạt, trắng đục hoặc màu vàng, đôi khi có màu da bình thường.
  2. Lõm ở giữa
  3. Đứng riêng lẻ hoặc thành từng đám.
  4. Số lượng từ 1-20 thậm chí hàng trăm
  5. Các sẩn có thể sắp xếp thành dải, theo vệt (dấu hiệu Koebner).
  6. Ở người suy giảm miễn dịch nặng như bệnh nhân HIV/AIDS thì sẩn to hơn, số lượng cũng nhiều hơn và tồn tại dai dẳng.

Điều trị bệnh U mềm lây này như thế nào?

Để chữa trị dứt điểm căn bệnh này cần kết hợp nhiều biện pháp song song, cụ thể gồm:

- Nạo bỏ tổn thương bằng thìa nạo: sau khi bôi kem tê (EMLA 5%), dùng thìa nạo vô khuẩn nạo bỏ nhân tổn thương.
- Điều trị bằng các thuốc bôi:
+ Dung dịch KOH 10%: bôi dung dịch lên đúng tổn thương, ngày bôi hai lần (sáng, tối) cho đến khi hết tổn thương.
+ Imiquimod 5%: bôi thuốc vào buổi tối, rửa sạch sau 8-10 giờ. Một tuần bôi ba ngày liên tiếp, nghỉ 4 ngày, tuần tiếp theo điều trị với liệu trình tương tự. Thời gian bôi tối đa có thể tới 16 tuần, tức là tận 4 tháng.
+ Salicylic 2-5%: bôi ngày 2-3 lần cho đến khi hết tổn thương.
+ Nitơ lỏng (-196 độ C): xịt nitơ lỏng lên đúng tổn thương gây đông vón tổn thương. Cần lưu ý tránh gây tổn thương vùng da lành xung quanh nhất là các tổn thương quanh mắt.
- Một số phương pháp điều trị khác: bôi Cantharidin, axít trichoroacetic, podophyllotoxin, hoặc tiêm interferon trong tổn thương. Một số tác giả sử dụng laser màu (pulsed dye laser) có bước sóng 585 nm.

Ngoài ra nên kết hợp các biện pháp như bôi kem dưỡng ẩm để tránh da khô quá, tránh lạm dụng bôi các kem có chữa corticoid, tránh chà xát, gãi mạnh và sát khuẩn giữ gìn vệ sinh tốt.

Bác sĩ Thắng.

Trở về trang

Y HỌC GIA ĐÌNH
TẤT CẢ CÁC LOẠI THUỐC

Tags :

Sức khỏe Tin tức

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: