-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Thuốc ARV 3D het điều trị PEP tốt không?
16/04/2025
0 Bình luận
Thuốc ARV 3D het của Ấn Độ điều trị PEP tương đối ổn, giá cả phải chăng. Đây là dòng thế hệ ARV 3 trong 1 thuộc phác đồ TDF/3TC/DTG được dùng để điều trị dự phòng khỏi bị lây nhiễm HIV.
Thuốc ARV 3D het là gì?
ARV 3D het là dòng thuốc ARV 3 trong 1, do công ty Heet của Ấn Độ sản xuất. Nó được tích hợp tới 3 hoạt chất kháng virus HIV trong 1 viên thuốc. Công thức phác đồ của ARV 3D het là TDF/3TC/DTG. Cụ thể các thành phần cấu tạo nên thuốc gồm:
- TDF là Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg
- 3TC là Lamivudine 300mg
- DTG là Dolutegravir 50mg
ARV 3D het không chỉ được dùng trong điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Nó còn được sử dụng để phòng ngừa khỏi bị lây nhiễm HIV dành cho người bình thường. Chỉ khác về thời gian uống thuốc. Người dùng ARV 3D het là điều trị PEP thì chỉ uống trong 28 ngày, tức là 1 tháng. Trong khi, bệnh nhân HIV sẽ phải gắn bó với loại thuốc này suốt đời.
Thuốc ARV 3D het điều trị PEP tốt không?
Thuốc ARV 3D het dùng để điều trị PEP tương đối ổn. Hiệu quả phòng ngừa HIV của thuốc 3D het này khá cao lên tới khoảng 90% - 95%. Thuốc có công dụng ức chế HIV-RNA tái sinh tạo bản sao tương đối mạnh và nhanh. Thuốc ARV 3D het cũng không gây quá nhiều phản ứng nguy hại khi sử dụng trong thời gian ngắn.
Liều lượng và cách sử dụng?
Liều điều trị PEP bằng thuốc 3D het là 1 viên mỗi 24 tiếng. Người dùng cần uống thuốc đúng giờ cố định hàng ngày, bất kể noi hay đói. Nuốt viên thuốc nguyên vẹn, không nhai hoặc nghiền nát. Uống thuốc với nước lọc. Kiêng bia rượu trong suốt thời gian uống thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu có sử dụng thuốc bổ, thuốc chữa bệnh khác, cần phải cách lúc uống 3D het khoảng 5 - 6 tiếng.
Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc PEP 3D het?
Một số tác phụ thông thường khi sử dụng thuốc PEP 3D het là:
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
- Đầy bụng, khó tiêu
- Phát ban mẩn ngứa
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau vùng hố thận, đau mỏi cơ
- Nước tiểu vàng, có bọt...
Đáng quan ngại là thuốc PEP 3D het có thành phần TDF. Hoạt chất này có thể gây viêm cầu thận, dẫn tới tổn thương thận khó hồi phục. Hết sức lưu ý theo dõi chức năng thận khi sử dụng những loại thuốc thuộc phác đồ TDF/3TC/DTG nói chung, 3D het nói riêng.
Những loại thuốc PEP nào tốt nhất hiện nay?
Nói đến loại thuốc PEP tốt nhất hiện nay ở Việt Nam phải nhắc tới Telagara, Tocitaf hoặc Spegra... Bởi đây là những loại thuốc thế hệ mới, phác đồ của chúng là TAF/FTC/DTG. Với những thành phần hoạt chất kết hợp kiểu này thì cực kỳ ấn tượng. Không chỉ mang lại hiệu quả điều trị PEP thành công lên tới 99%. Chúng còn giúp bảo vệ cơ quan nội tạng của người dùng, không hại gan thận. Những tác dụng phụ thông thường cũng ít gặp và nhẹ nhàng hơn.
Giá thuốc và mua PEP 3D het ở đâu uy tín, chính hãng?
Hiện nay giá thuốc PEP 3D Het dao động quanh khoảng 900.000vnd/ lọ 30 viên. Chú ý mua thuốc PEP 3D het tại địa chỉ uy tín như Nhà thuốc Hồng Nhung để được tư vấn, bảo hành. Có dịch vụ ship thuốc tận nơi khắp mọi miền tổ quốc trong thời gian nhanh nhất. Bảo mật, chính hãng, hiệu quả và có bác sĩ hỗ trợ về chuyên môn. Mua thuốc PEP 3D het không ở đâu có thể uy tín bằng nơi đây.
Nói tóm lại, thuốc ARV 3D het dùng trong điều trị PEP tương đối tốt. Chúng mang lại hiệu quả phòng ngừa HIV cao, không quá nhiều tác dụng phụ nguy hại.
Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Xem thêm:
Nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 thì sẽ có dấu hiệu nào?
3 lý do khiến cho HIV không thể được chữa khỏi hoàn toàn?
Điều trị suy thận cho bệnh nhân HIV như thế nào?
Bệnh nhân HIV cần lưu ý gì về nguy cơ mắc bệnh thận mạn?
Thuốc chống phơi nhiễm HIV 72h có giá bán bao nhiêu tiền?
Giai đoạn lâm sàng 2 của nhiễm HIV có biểu hiện gì?
Làm sao để biết mình bị nhiễm HIV ở giai đoạn nào?
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HIV đúng hay sai?
Thuốc ARV nào tốt nhất hiện nay?
Triệu chứng nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4?
Cách kiểm soát bệnh thận mạn ở bệnh nhân điều trị ARV như thế nào?
Lâm sàng và chẩn đoán bệnh thận mạn mà bệnh nhân HIV cần biết?