-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
MUA THUỐC DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV NHANH NHẤT, TỐT NHẤT Ở ĐÂU?
05/12/2020
0 Bình luận
Chúng ta phải hiểu dự phòng lây nhiễm HIV là gì? Các phương thức lây truyền HIV ra sao? Lợi ích và hạn chế của từng phương pháp dự phòng lây nhiễm HIV là như thế nào? Cách thức dự phòng sau phơi nhiễm HIV? MUA THUỐC CHỐNG PHƠI NHIỄM HIV NHANH NHẤT, TỐT NHẤT, GIÁ HỢP LÝ NHẤT Ở ĐÂU?
Nội dung:
- Dự phòng lây nhiễm HIV là gì?
- Phơi nhiễm HIV là gì?
- Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là gì?
- Lây truyền HIV qua đường máu như thế nào?
- Lây truyền HIV qua đường tình dục như thế nào?
- Lây truyền HIV qua đường mẹ sang con như thế nào?
- Các yếu tố nào làm tăng khả năng lây truyền HIV?
- Các cách làm giảm khả năng lây truyền HIV?
- Điều trị PEP chống lây nhiễm HIV theo lý thuyết gồm những bước nào?
- Thực tế điều trị PEP chống phơi nhiễm HIV thì sao?
I. KHÁI NIỆM:
Dự phòng lây nhiễm HIV nói chung là cách thức chúng ta sử dụng các phương pháp, hành động, hành vi nhằm mục đích không bị lây HIV từ nguồn lây nhiễm HIV.
Như vậy dự phòng lây nhiễm HIV là khái niệm chỉ dành cho người chưa nhiễm HIV, còn người đã nhiễm HIV chính là nguồn lây nhiễm HIV. Các dụng cụ dính máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV/AIDS như bông băng, kim tiêm, dao cạo râu, đồ dùng cá nhân, quần áo, đồ cắt móng tay, băng vệ sinh, bao cao su, chăn màn, quần áo...thực chất chỉ là phương tiện trung gian giúp lây truyền HIV từ người đã nhiễm HIV sang người khỏe mạnh mà thôi. Còn nếu hành vi quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm HIV thì sẽ giúp lây HIV trực tiếp với tỉ lệ lây cao hơn là lây gián tiếp qua các vật trung gian kể trên.
Phơi nhiễm HIV là một khái niệm chỉ các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV như: quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm HIV, quan hệ tình dục không an toàn (kể cả oral sex như thổi kèn, vét máng, lắp vành...) với những người có nguy cơ cao nhiễm HIV như gái mại dâm, gái mát xa bất kể có biết tình trạng người đó nhiễm HIV hay không, máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV bắn vào da bị tổn thương hoặc niêm mạc người lành, bị kim tiêm đâm, bị những tình huống hi hữu như có kẻ lạ đâm vật sắc nhọn vào người, có kẻ dùng dao rạch vào đùi, vào người mà không rõ nguồn gốc, dẫm đạp kim tiêm, cắt tóc cạo râu, làm móng (nails) bị chảy máu, tay bị tổn thương, xước da, chín mé mà cho vào âm đạo phụ nữ hoặc tiếp xúc trực tiếp tinh dịch của người đã nhiễm HIV...
Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là hình thức uống thuốc ARV nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV từ người HIV/AIDS sang người lành trong một khoảng thời gian nhất định.
Có 2 hình thức điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là trước khi hoặc sau khi có hành vi có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV hay nói cách khác là uống thuốc ARV chủ động hoặc thụ động sau khi xảy ra tình huống có thể khiến một người bị lây HIV đó là PREP và PEP.
II. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN VIRUS HIV:
Các nghiên cứu về HIV cho thấy, mặc dù HIV có mặt ở mọi mô và dịch cơ thể của người nhiễm HIV/AIDS, song virus HIV tập trung nhiều nhất trong máu và dịch tiết cơ quan sinh dục. HIV không lây qua giọt nhỏ như sởi, SARS..., không lây qua không khí như lao phổi, và cũng không lây qua đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn hay bệnh do các enterovirus. Do vậy, HIV chỉ lây qua 3 đường: đường máu, đường tình dục và đường mẹ sang con. Cho đến nay (năm 2021) chưa tìm thấy bằng chứng về các phương thức khác có thể lây nhiễm HIV.
- Máu toàn phần, hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, huyết tương...đều có chứa vi rút HIV. Vì thế có thể bị nhiễm HIV qua tiêm, truyền máu hay các sản phẩm của máu đã nhiễm mầm bệnh.
- Tiêm chích ma túy không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng, tiến hành thủ thuật, phẫu thuật, hoặc sử dụng các dụng cụ xuyên chích qua da có HIV.
- Cấy ghép cơ quan, tổ chức hoặc cho tinh dịch không sàng lọc HIV cũng dẫn tới có thể lây nhiễm HIV.
Lây truyền qua đường tình dục:
Đây là đường lây chủ yếu trên thế giới. HIV có nhiều trong tinh dịch nhất là khi có viêm nhiễm niệu đạo và viêm mào tinh hoàn, HIV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo và tử cung. Do vậy, HIV có thể lây truyền HIV 2 chiều từ nam sang nữ và ngược lại. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh nguy cơ lây nhiễm HIV từ nam sang nữ cao gấp 10 lần từ nữ sang nam do các yếu tố về sinh lý và giải phẫu khác nhau của cơ quan sinh dục.
Nguy cơ lây nhiễm HIV cũng tăng cao hơn ở những người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs) và khi quan hệ tình dục qua hậu môn. Lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục bằng miệng tỉ lệ thấp những cũng đã được báo cáo.
Tuy số lượng trường hợp lây truyền HIV mẹ con so với 2 hình thức lây nhiễm HIV ở trên là không cao, nhưng đây là nỗi đau lớn nhất của những người không may bị HIV/AIDS và số phận những đứa trẻ sinh ra mà chẳng may bị nhiễm HIV từ nhỏ thực sự là khó diễn tả. Lây truyền HIV mẹ - con gồm có 3 giai đoạn là trong qua trình mang thai, trong quá trình chuyển dạ và sau khi sinh nuôi con bằng sữa mẹ.
III. CÁC YẾU TỐ LÀM THAY ĐỔI TỈ LỆ LÂY NHIỄM HIV QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC:
+ Quan hệ tình dục đúng lúc đang chu kỳ kinh nguyệt.
+ Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục - đặc biệt có loét sinh dục.
+ Tình dục thô bạo hoặc tình dục ''khô''.
+ Thụt rửa ở nữ sau quan hệ tình dục.
+ Sử dụng hóa chất diệt tinh trùng (Nonoxynol-9, N-9).
+ Sử dụng bao cao su.
+ Tình dục không xâm nhập.
+ Cắt bao quy đầu ở nam.
+ Các chất bôi trơn: Sử dụng khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Chỉ sử dụng dầu bôi trơn gốc nước. Dầu bôi trơn gốc dầu có thể làm rách bao cao su (vaseline, dầu ăn, kem bôi da).
- Bên cạnh đó, chúng ta có thể làm giảm lây truyền HIV qua đường tình dục bằng các cách sau:
+ Khai thác tiền sử HIV, tiền sử tình dục của bạn tình (hỏi chi tiết về hành vi tình dục: số lượng và loại bạn tình, kiểu quan hệ tình dục, tình dục đồng giới, sử dụng bao cao su và dầu bôi trơn).
+ Cung cấp thông tin cho bệnh nhân.
+ Cung cấp bao cao su và dầu bôi trơn.
+ Chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Khuyên bệnh nhân nói thực về tình trạng nhiễm HIV của họ và đưa đi làm xét nghiệm.
+ Điều trị là một phần quan trong của dự phòng: uống thuốc ARV đầy đủ, không phát hiện virus HIV = không lây nhiễm HIV.
IV. CÁC BƯỚC ĐIỀU TRỊ CHỐNG PHƠI NHIỄM HIV:
Các bước điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV sau khi có nguy cơ lây nhiễm HIV (điều trị PEP) theo lý thuyết là:
- Đến gặp bác sỹ chuyên điều trị HIV/AIDS để được tư vấn.
- Làm xét nghiệm test nhanh xem có bị nhiễm HIV trước đó hay chưa, nếu chưa thì sẽ uống thuốc trong 28 ngày, nếu đã nhiễm HIV từ xưa (không phải do nguy cơ phơi nhiễm HIV lần này gây nên) thì sẽ ngưng điều trị phơi nhiễm HIV mà chuyển sang tư vấn để điều trị HIV suốt đời.
- Mua thuốc ARV để uống điều trị PEP.
- Theo dõi tác dụng phụ, có bất thường thì tái khám, nếu không thì sau 3 tháng sẽ làm xét nghiệm khẳng định chắc chắn để biết có bị nhiễm HIV hay không.
Tưởng chừng ngắn gọn đơn giản là vậy, nhưng thực tế rất phức tạp nếu bạn đi theo quy trình khám chữa và điều trị phơi nhiễm HIV ở các bệnh viện như vậy. Sẽ rất lâu, rất ngại và thực tế có những điều không cần thiết so với nhu cầu thực tế của đại đa số người điều trị phơi nhiễm HIV, bởi vì họ cần bảo mật thông tin tuyệt đối, họ cần có thuốc uống sớm nhất có thể, phải càng nhanh càng tốt, họ không cần tư vấn dài dòng mất thời gian, họ lại phải chờ đợi mua thuốc hàng giờ đồng hồ, họ phải bỏ công việc để đi khám cái điều mà chẳng muốn để ai biết, thậm chí một số đi nghe tư vấn xong còn bị sốc hơn vì nghe bác sỹ dọa khiếp quá.
Thực tế: Tất cả các bệnh nhân điều trị phơi nhiễm HIV sau khi có nguy cơ lây nhiễm HIV đến với bác sĩ Thắng điều trị đều khỏi 100% (có đến cả hàng nghìn trường hợp) vì:
- Tiếp cận thuốc ARV nhanh nhất có thể, đỡ phí thời gian vàng, không mất công chờ đợi xếp hàng.
- Thuốc đảm bảo chất lượng tốt nhất, đầy đủ mọi loại thuốc ARV điều trị PEP, vừa đạt hiệu quả diệt virus HIV cao nhất, vừa ít tác dụng phụ nhất.
- Có thể được điều trị PEP mọi lúc mọi nơi bất kể giờ nào và ở đâu, không cần phải đúng vào giờ hành chính.
- Giá điều trị PEP không cao nên mọi người đều có thể tiếp cận dễ dàng.
- Tâm lý tiếp xúc thân thiện, trân trọng và bảo đảm bí mật tuyệt đối về thông tin cá nhân. Không cường điệu hóa, không nói dọa, không nói dối, chia sẻ chân thành.
- Đẳng cấp chuyên môn cao vì đã có kinh nghiệm làm việc ở những viện hàng đầu tại Việt Nam, Úc, Mỹ.
Đơn giản hơn nữa, bạn chỉ cần gọi điện mua thuốc ARV nhanh nhất, tốt nhất với giá cả hợp lý nhất tại Nhà thuốc HỒNG NHUNG địa chỉ 41A Hồng Hà, Phường 2, quận Tân Bình, TPHCM, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Liên hệ để được sẻ chia và có quyết định đúng đắn, kịp thời nhất:
CALL, ZALO: DS. HỒNG NHUNG 0974433519
BÁC SĨ THẮNG 0988778115
Xem thêm:
Tỉ lệ điều trị PEP thành công ở Việt Nam là bao nhiêu?
Làm gì khi lỡ quên uống ARV một vài giờ?
Uống PEP điều trị phơi nhiễm HIV sau 72 giờ có lợi ích gì nữa không?
Tại sao phải uống thuốc điều trị PEP trong 28 ngày mà không phải là 40, 50 hay 60 ngày?
Điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc Acriptega tốt không?
Điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc Eltvir tốt không?
Điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc TLE M152 tốt không?
Điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc Avonza 300/300/400 có tốt không?
Điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc Trustiva có tốt không?
Xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV sau uống PEP bao lâu là chính xác nhất?