-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
GIẢI ĐÁP 100 CÂU HỎI HAY VỀ HIV/AIDS [PHẦN 3] - CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM HIV
27/05/2021
0 Bình luận
HIV/AIDS là lĩnh vực bao gồm kiến thức rộng lớn, thật khó để tìm hiểu hết trong một sớm một chiều, đặc biệt kiến thức của chuyên ngành này khá phức tạp. Để giúp đỡ bệnh nhân và những người muốn biết về ''căn bệnh thế kỷ'' này một cách dễ dàng nhất, chúng ta sẽ cùng bác sĩ Thắng giải đáp 100 câu hỏi trắc nghiệm về HIV/AIDS theo một cách đơn giản, ngắn gọn và dễ nhớ nhất nhé.
Kết cấu nội dung gồm 6 phần:
- PHẦN 1: 10 CÂU KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS
- PHẦN 2: 10 CÂU DỊCH TỄ, TỈ LỆ LÂY NHIỄM HIV.
- PHẦN 3: 20 CÂU CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM HIV.
- PHẦN 4: 20 CÂU TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV/AIDS.
- PHẦN 5: 20 CÂU VỀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS.
- PHẦN 6: 20 CÂU HIỂU BIẾT VỀ THUỐC ARV.
PHẦN 3: 20 CÂU CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM HIV.
1. HIV lây qua 3 con đường: máu hoặc dịch tiết, quan hệ tình dục không an toàn và mẹ truyền sang con? ĐÚNG, vì biết rõ đường lây nên chúng ta có thể hoàn toàn chủ động phòng tránh.
2. Đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất hiện nay là quan hệ tình dục không an toàn? ĐÚNG, nếu vào những năm 90 của thế kỷ trước, có thời điểm nguyên nhân lây lan chính của HIV là do dùng chung kim tiêm ở những đối tượng nghiện chích ma túy. Nhưng, bơm tiêm đã quá rẻ và phổ biến, mọi người ý thức hơn nên chủ yếu ngày nay lây là do quan hệ không an toàn với người nhiễm HIV mà mình không chủ động phòng tránh.
3. Bệnh HIV/AIDS cực kỳ dễ lây, chỉ quan hệ tình dục không an toàn 1 lần duy nhất là chắc chắn bị nhiễm HIV? SAI, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cách quan hệ, đường quan hệ, đối tượng quan hệ có bị bệnh viêm loét đường sinh dục không, có đang uống thuốc ARV không.
4. Vợ hoặc chồng bị nhiễm HIV thì chắc chắn người còn lại và con cái của họ sẽ bị nhiễm HIV? SAI, rất nhiều cặp vợ chồng chỉ có 1 người bị nhiễm mà không lây cho người còn lại, con cái của họ vì thế vẫn bình thường.
5. Quan hệ tình dục lúc đang chu kì kinh nguyệt, loét sinh dục, tình dục thô bạo (tình dục ''khô''), thụt rửa ở nữ sau khi quan hệ tình dục, sử dụng chất diệt tinh trùng (Nonoxynol-9, N-9) là những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV? ĐÚNG.
6. Sử dụng bao cao su, tình dục không xâm nhập, cắt bao quy đầu ở nam, dùng các chất bôi trơn khi quan hệ tình dục vẫn không làm thay đổi nguy cơ lây nhiễm HIV? SAI, những hành động đó góp phần rất nhiều vào việc giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
7. Quan hệ bằng miệng với gái mại dâm hoặc oral sex với gái mát xa (massage) vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV? ĐÚNG, và nguy cơ này sẽ càng cao hơn nếu người phụ nữ đó đang bị viêm nhiễm vùng răng miệng hoặc cố tình tìm cách lây bệnh cho người khác.
8. Nguy cơ lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn với gại mại dâm cao hơn rất nhiều lần so với nguy cơ lây HIV từ việc sống chung với người nhiễm HIV đang điều trị. ĐÚNG, quan hệ với gái mại dâm dễ lây hơn nhiều vì họ thường không uống thuốc điều trị HIV dù mình có mắc bệnh hay không, quan hệ tình dục nhiều nên đường sinh dục của họ hay bị viêm loét, quan hệ tình dục với gái mại dâm thường trong hoàn cảnh say xỉn, hưng phấn tột độ nên quan hệ rất thô bạo...
9. Nếu quan hệ tình dục với gái mại dâm không an toàn, tuột hoặc rách bao cao su mà uống thuốc ARV kịp thời trong vòng 72 giờ thì gần như không bị nhiễm HIV. ĐÚNG, vấn để là uống kịp thời gian, đúng phác đồ và đủ liệu trình 28 ngày.
10. Máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân HIV/AIDS bắn lên da lành người bình thường thì không có khả năng lây nhiễm HIV? ĐÚNG, điều này hoàn toàn chính xác cho nên không phải trường hợp nào cũng cần uống thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV.
11. Phơi nhiễm HIV là chắc chắn sẽ bị nhiễm HIV? SAI, cụm từ ''phơi nhiễm'', dùng để chỉ hành vi mang yếu tố nguy cơ có thể khiến người khác bị lây HIV như: quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng không rõ nguồn gốc, dẫm đạp bơm kim tiêm dính máu không rõ nguồn gốc, máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân HIV bắn vào da bị tổn thương trầy xước hoặc niêm mạc mắt, mũi người lành...
12. Ngoài lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an toàn còn có nguy cơ lây rất nhiều bệnh khác nữa? ĐÚNG, ví dụ lây các bệnh xã hội như: lậu, giang mai, sùi mào gà...hay viêm gan virus B, C...
13. Sau khi có nguy cơ lây nhiễm HIV mà xuất hiện sốt, phát ban, đau nhức người, đau đầu, mệt mỏi... là chắc chắn sẽ bị nhiễm HIV? SAI, giai đoạn mới nhiễm HIV có thể có một vài triệu chứng kể trên nhưng rất hiếm và không rầm rộ, hơn nữa những triệu chứng đó có thể trùng hợp do bị sốt siêu vi hay sốt xuất huyết...thực tế đã chứng kiến nhiều trường hợp như vậy. Ngoài ra, do stress, suy nghĩ căng thẳng quá mức nên sinh ra hoang tưởng, tự nghĩ mình bị các triệu chứng của nhiễm HIV.
14. Sau khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, đợi đủ 3 tháng xét nghiệm sẽ biết chắc chắn mình có bị nhiễm HIV hay không? ĐÚNG, không cần vội vàng đi xét nghiệm ngay, hãy bình tĩnh và an tâm nếu bạn đã uống thuốc ARV kịp thời, vì 3 tháng là giai đoạn cửa sổ, làm xét nghiệm trong giai đoạn này có thể âm tính giả.
15. Nếu đang uống thuốc ARV để điều trị phơi nhiễm HIV mà lại xuất hiện nguy cơ lây HIV mới, ta không cần làm gì thêm? SAI, bạn sẽ phải uống phác đồ ARV điều trị PEP với thời gian kéo dài thêm 28 ngày.
16. Con sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV chắc chắn cũng sẽ bị lây HIV. SAI, tùy thuộc nhiều yếu tố, mẹ có đang điều trị ARV không, tải lượng virus HIV của mẹ ra sao, con sinh ra có được uống thuốc dự phòng lây nhiễm HIV kịp thời không...
17. HIV có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, khi chuyển dạ và cho con bú? ĐÚNG, vì vậy cần phải điều trị càng sớm càng tốt nếu phát hiện mẹ mang thai mà nhiễm HIV.
18. HIV có thể lây truyền từ nam sang nữ và ngược lại, tuy nhiên tỉ lệ nam lây cho nữ cao gấp 10 lần so với nữ lây cho nam? ĐÚNG, các nhà khoa học đã chứng minh điều này dựa vào sự khác nhau về cấu trúc giải phẫu, sinh lý cơ quan sinh dục nam, nữ.
19. Phơi nhiễm HIV trầm trọng bao gồm các hình thức truyền máu, tiêm một lượng lớn máu hoặc dịch cơ thể (>1ml), phơi nhiễm với mẫu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có một số lượng lớn virus? ĐÚNG, với những trường hợp này thì nguy cơ sẽ bị nhiễm HIV là cao nhất.
20. Phòng ngừa lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn bằng cách duy nhất là uống thuốc ARV ngay sau khi quan hệ? SAI, đó chỉ là một cách: điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP), người ta còn có cách dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), tức là chủ động uống thuốc ARV vài tuần trước khi mình định quan hệ không an toàn với đối tượng có nguy cơ mắc HIV. Cách này hiệu quả an toàn gần như tuyệt đối.
Bác sĩ Thắng 0988778115 - chuyên điều trị HIV/AIDS giỏi, tốt nhất TPHCM, Hà Nội.
Xem tiếp: