NHIỄM HIV PHẢI BIẾT 30 ĐIỀU NÀY

06/10/2019 0 Bình luận

Nhiễm HIV phải biết 30 điều này về căn bệnh mà trước đây coi là ''đại dịch thế kỉ'' này. HIV/AIDS không phải là bản án tử hình, cũng không dễ mắc như nhiều người tưởng. Tuy nhiên, số lượng người nhiễm HIV ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất cao.

1. Tôi mới test nhanh HIV cho kết quả dương tính, kết quả đó có chính xác không?

Mặc dù xét nghiệm nhanh HIV ít khi cho kết quả dương tính giả, tuy nhiên điều đó vẫn có thể xảy ra. Bạn nên làm lại lần thứ 2 hoặc thứ 3 cho chắc chắn. Lần 1 có thể nhầm chứ đến lần 2, lần 3 thì khó mà sai lắm.

Thực tế thì khoảng vài nghìn ca test nhanh HIV, tôi vẫn thấy có một ca bị nhầm. Nếu đó chỉ là test nhanh tại nhà hoặc tại phòng khám. Thậm chí là xét nghiệm combo tại một số bệnh viện thì bạn vẫn nên đến những viện lớn để làm xét nghiệm khẳng định cho chắc chắn 100% nhé.

Vì bạn biết rằng để khẳng định một người chắc chắn nhiễm HIV cần phải được làm xét nghiệm khẳng định theo chiến lược 3 của Bộ Y tế mà không phải cơ sở nào cũng được quyền làm việc này. Các bạn có thể đến các trung tâm y tế phòng chống HIV/AIDS của tỉnh, thành phố nơi mình ở, hoặc đến các viện Pasteur, viện Nhiệt đới sẽ có kết quả xét nghiệm HIV chính xác nhất.

2. Xét nghiệm của bạn tình âm tính với HIV, vậy họ có thực sự ''sạch sẽ'', không mắc bệnh?

Thật không may, kết quả xét nghiệm HIV âm tính giả cũng có thể xảy ra. Chưa nói tới giai đoạn cửa sổ, mà kể cả người nhiễm HIV lâu rồi vẫn có khi làm test nhanh ra kết quả âm tính. Nếu xét nghiệm của bạn tình âm tính nhưng của bạn lại dương tính với HIV thì tốt nhất cả 2 người nên đi làm xét nghiệm khẳng định lại.

Tuy nhiên, theo AIDS.gov, xét nghiệm HIV âm tính giả chủ yếu xảy ra ở giai đoạn cửa sổ, tức là thời gian cần có sự chuyển đảo huyết thanh. Đó là kể từ khi bạn bắt đầu có virus HIV trong cơ thể, nhưng cần một khoảng thời gian để sinh kháng thể tương ứng với virus HIV mà có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu, thời kỳ này kéo dài khoảng từ 2 tuần đến 3 tháng, cá biệt có trường hợp kéo dài đến 6 tháng.

Do đó nhiều người phơi nhiễm HIV phải đi làm xét nghiệm khẳng định nhiều lần, và phải đợi tối thiểu là 3 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV mới biết chính xác mình có mắc HIV hay không. Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyên bạn nên đi làm xét nghiệm khẳng định một vài lần, và trong khoảng 6 tháng không nên có bất cứ hành vi gì mang nguy cơ lây nhiễm HIV khác.

Theo hướng dẫn chẩn đoán điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS của Bộ Y tế 2022, thì thời gian là 3 tháng kể từ khi có nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ biết chính xác có bị nhiễm HIV hay không.

Thế nhưng tại sao một số tài liệu nước ngoài có thể khuyên bạn làm lại xét nghiệm ở 6 tháng thậm chí là 12 tháng, bởi vì có một tỉ lệ cực kỳ hiếm gặp là giai đoạn cửa sổ kéo dài lâu đến vậy, dẫn đến kết quả âm tính giả trong gần một năm trời. Nhưng tỉ lệ ấy hiếm đến mức như kiểu thiên thạch rơi vào nhà bạn, có nghĩa là hầu như không thể xảy ra và thực tế ở Việt Nam chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào như vậy. 

3. Tôi đã nhiễm HIV như thế nào, làm sao tôi lại bị nhiễm HIV cơ chứ?

Câu hỏi luôn luôn ám ảnh bạn là làm sao và như thế nào mà lại bị nhiễm HIV? Nhiễm HIV khi nào, bằng cách nào chứ.

Theo CDC Hoa Kỳ, nguyên nhân hàng đầu lây nhiễm HIV là do quan hệ tình dục không an toàn đường âm đạo hoặc hậu môn, kế đến là do dùng chung kim tiêm. Rất hiếm trường hợp lây nhiễm HIV qua con đường truyền máu, ghép tạng hay các can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật, làm đẹp, tạo hình thẩm mỹ...

Chính vì vậy mà khi vào bệnh viện tiến hành phẫu thuật, dù muốn hay không, các bác sỹ đều phải tầm soát HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường máu khác để phòng ngừa lây chéo cho nhiều người.

4. Lây HIV là lỗi của tôi?

Không, tất nhiên là không, bạn đừng tự trách mình hay dằn vặt bản thân nhiều thêm nữa. Có một số người còn nói đó là do nghiệp, quả bảo của kiếp trước.

Virus HIV cũng là một loại virus có thể lây truyền và việc bạn không may bị nhiễm là điều bất hạnh, nhưng không phải là điều gì quá kinh khủng như kiểu chỉ một mình bạn bị vậy. Còn rất nhiều người bị mắc bệnh này, trên thế giới có cả hàng triệu người, còn ở Việt Nam nói riêng cũng có đến cả hàng trăm nghìn người nhiễm HIV.

Tất nhiên là bạn phải có hành vi nguy cơ thì mới bị nhiễm, chứ không phải tự nhiên trên trời rơi HIV vào đầu bạn. Đừng lo, chúng ta ở thời đại 4.0 tiến bộ rồi, không ai đi trách móc bạn làm gì, chỉ tự bạn cảm thấy hối hận, xấu hổ mà thôi.

Ví dụ nhé, có ai đi trách ông này bà kia là bị tiểu đường type 2 đâu, mặc dù bệnh đái tháo đường type 2 là hoàn toàn có thể phòng tránh. Nói vậy nhưng HIV vẫn bị kì thị, nên đây chỉ là suy nghĩ tích cực trong bạn, đừng làm lộ thông tin cho người khác biết.

5. Nhưng tôi nghĩ ''tops'' thì không thể bị nhiễm HIV được chứ nhỉ?

''Top'' là một thuật ngữ trong quan hệ tình dục chỉ việc người đưa dương vật vào bạn tình theo đường hậu môn hay âm đạo. Theo một nghiên cứu năm 2012, những trường hợp quan hệ tình dục đường hậu môn (anal sex), thì người đưa dương vật vào hậu môn sẽ có nguy cơ lây HIV thấp hơn khoảng 86% so với người nhận.Tuy nhiên, đã là quan hệ tình dục không an toàn thì cả 2 đều có thể lây truyền HIV cho nhau.

6. Có thật là nhiều bệnh nhân HIV cũng bị cả viêm gan virus B,C?

Đúng vậy. Có khoảng gần 1/3 bệnh nhân HIV ở Mỹ cũng bị viêm gan C mạn tính kèm theo. Một điều đáng lo ngại là những trường hợp đồng nhiễm (tức là vừa bị HIV lại bị cả viêm gan virus B hoặc C) có nguy cơ tiến triển dẫn đến ung thư gan, xơ gan sớm hơn do virus HIV có khả năng thúc đẩy cho virus viêm gan B, C (HBV và HCV) di chuyển nhanh hơn, hoạt động mạnh hơn dẫn đến kết cục xấu cũng diễn ra sớm hơn.

Theo Los Angeles Office of AIDS Programs and Policy, bạn có thể lây nhiễm virus viêm gan B, C giống như cách lây HIV: quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, máy cắt móng tay, bàn chải đánh răng... May mắn là bệnh viêm gan C đã có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, trong khi viêm gan B và HIV thì đều phải uống thuốc kháng virus cả đời.

7. Có phải cứ nhiễm HIV là đồng nghĩa với việc bị AIDS không?

Tuyệt nhiên là không rồi. Nếu bạn uống thuốc ARV tốt thì cả đời bạn sẽ không bao giờ bị AIDS. AIDS chỉ là khái niệm nói lên giai đoạn nhiễm HIV khi không kiểm soát tốt virus HIV, tức là bạn không điều trị gì hết. 

Sau khoảng 5-10 năm kể từ khi bắt đầu nhiễm HIV, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS tương đương với giai đoạn lâm sàng 3-4 của nhiễm HIV. Một số bác sỹ đã phải tách từ AIDS ra, chỉ nói nhiễm HIV hay giai đoạn HIV 3,4 để bệnh nhân đỡ bị ám ảnh. Bởi nghe nói đến AIDS là đồng nghĩa sắp chết. Tuy nhiên, thực tế đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân AIDS nhưng vẫn được cứu sống, có cả ca bệnh số lượng tế bào miễn dịch CD4 về mức 2 tế bào CD4/mm3 mà vẫn qua khỏi.

Nếu bạn tuân thủ điều trị ARV tốt, nhiễm HIV sẽ sống bao lâu thì là hoàn toàn giống người khỏe mạnh bình thường.

8. Tôi sẽ chết vì bị nhiễm HIV?

Đúng là ai cũng sẽ phải chết, nhưng có lẽ không sớm như bạn lo lắng và không phải vì HIV. Sự thật thì bạn sẽ sống hoàn toàn khỏe mạnh như người không có virus HIV nếu bạn tuân thủ điều trị bằng thuốc ARV tốt.

Có một cặp vợ chồng làm giáo viên bị nhiễm HIV cách đây đã 20 năm, hiện tại họ vẫn đang sống khỏe mạnh nhờ thuốc ARV dù năm nay đã 70 tuổi. Bạn sẽ chết nhưng do tai nạn giao thông hay các bệnh lý khác thì nhiều hơn, chẳng hạn như tim mạch, tiểu đường...Chỉ có một điều đáng lưu ý là một số bệnh lý liên quan đến tuổi tác sẽ diễn ra ở bệnh nhân HIV sớm hơn so với người bình thường, ví dụ như loãng xương.

Lý do được đưa ra ở đây là vì bạn phải uống thuốc ARV nhiều năm, và tác dụng phụ của thuốc ARV khiến sự lão hóa của một số cơ quan nhanh hơn. Tất nhiên vẫn có cách để giảm tác dụng phụ của thuốc ARV xuống mức thấp nhất.

9. Nếu tôi là người chuyển giới, gay hoặc lessbian hoặc sống ở vùng sâu vùng xa muốn uống thuốc ARV thì sao?

Không sao hết, dù bạn là ai, bạn thuộc giới tính nào đi chăng nữa, bất kể bạn sống ở đâu thì đều có thể tiếp cận điều trị HIV bằng thuốc ARV.

Hiện tại đã triển khai chương trình Bảo hiểm y tế dành cho bệnh nhân HIV/AIDS trên khắp mọi tỉnh thành, bạn có thể đăng ký và lĩnh thuốc uống hàng tháng.

Nếu bạn ngại hoặc sợ lộ thông tin thì có thể đăng ký mua thuốc ARV tại Nhà thuốc Hồng Nhung 41A Hồng Hà, Phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 600 mét theo số điện thoại 0974433519.

Cố vấn chuyên môn, ship thuốc ARV tận nơi bảo mật nhanh gọn gọi bác sĩ Thắng 0988778115. Mọi người đều xứng đáng được tôn trọng và bình đẳng trong xã hội hiện đại ngày nay.

10. Khi nào thì tôi nên bắt đầu điều trị HIV?

Bạn nên điều trị HIV càng sớm càng tốt.

Cách đây vài năm về trước, tiêu chuẩn bắt đầu điều trị HIV bằng thuốc ARV phải dựa vào số lượng tế CD4 đủ thấp hoặc giai đoạn đủ nặng như AIDS chẳng hạn thì mới điều trị. Đó là do chúng ta còn đang phụ thuộc vào thuốc ARV từ nguồn viện trợ quốc tế mà cụ thể là chương trình PEPFAR do Mỹ tài trợ. Do đó không đủ thuốc để mà sẵn sàng điều trị cho tất cả, vì vậy phải ưu tiên trường hợp nặng trước.

Ngày nay thì khác, khởi động điều trị bằng ARV sớm ngày nào đồng nghĩa với bệnh nhân HIV có cơ hội sống khỏe mạnh thêm ngày đó. Tốt nhất là điều trị ARV tự túc sẽ chủ động và thoải mái hơn rất nhiều so với điều trị bảo hiểm y tế.

11. Tôi phải uống thuốc ARV hàng ngày và mãi mãi?

Vâng, đúng là thế. Bạn phải uống thuốc ARV mỗi ngày một viên vào một giờ nhất định. Đối với bệnh nhân HIV điều trị phác đồ ARV bậc 2 thì ngày phải uống 2 lần.

Ở Mỹ, họ nhận thấy đây là vấn đề lớn với sự tuân thủ của bệnh nhân vì sự phiền phức và khó nhớ việc ngày nào cũng phải uống thuốc đúng giờ. Tại đó đã triển khai dịch vụ tiêm thuốc chữa HIV một tháng 1 mũi có hiệu quả tương đương như uống thuốc ARV hàng ngày. Nhưng dù có thế nào đi nữa, hiện tại trên toàn thế giới vẫn chưa có giải pháp gì thay thế được vai trò của thuốc ARV.

12. HIV dương tính có nghĩa là tôi phải dừng hoạt động tình dục?

Không mà ngược lại.

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân HIV nên có đời sống tình dục lành mạnh, đều đặn. Quan hệ tình dục không chỉ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, thỏa mãn nhu cầu sinh lý, mà còn là biện pháp rất tốt để tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên. Đồng thời, quá trình đó còn giúp hoạt hóa các hệ thống cơ quan trong cơ thể một cách tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa stress hay trầm cảm.

Tất nhiên, bạn cần phải có biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh lây HIV cho bạn tình, cũng như bảo vệ chính bạn khỏi lây nhiễm thêm các bệnh lây qua đường tình dục STDs.

13. Tôi bị nhiễm HIV, bảo vệ bạn tình bằng cách nào?

Mặc dù bạn bị nhiễm HIV, nhưng vẫn có rất nhiều cách để bảo vệ bạn tình như:

  1. Sử dụng bao cao su.
  2. Uống thuốc ARV để đạt ngưỡng tải lượng virus âm tính (Không phát hiện = không lây nhiễm).
  3. Nói với bạn tính sử dụng PrEP.
  4. Chọn đúng loại gel bôi trơn. Tránh gel bôi trơn có chứa 2 thành phần: polyquaternium and polyquaternium-15 vì chúng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
  5. Uống thuốc PEP nếu trước đó chưa dùng PREP. Uống ARV kịp thời ngăn ngừa lây nhiễm HIV trên 90%.

14. Điều trị ARV cũng chính là dự phòng lây nhiễm HIV?

Đúng vậy, nếu bạn uống thuốc ARV tốt, tải lượng virus về âm tính, thì không những bảo vệ sức khỏe cho chính bạn mà còn giúp ngăn ngừa lây lan HIV cho người khác. Từ đó hạn chế số ca mới mắc HIV hàng năm.

Những trường hợp không biết mình bị nhiễm HIV, hoặc biết mà không uống thuốc ARV thì rất dễ lây HIV cho người khác. Đa phần lây HIV là do những tình huống không biết bị nhiễm HIV để mà phòng tránh. Do đó điều trị tốt HIV cũng chính là cách dự phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng tốt nhất, hiệu quả nhất.

15. Tôi bị nhiễm HIV có phải thông báo cho bạn tình hoặc bác sỹ khi đi làm phẫu thuật?

Xét cả về khía cạnh luật pháp lẫn tâm lý xã hội học thì bạn không có nghĩa vụ phải thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bất kỳ ai khác kể cả đó là nhân viên y tế.

Tuy nhiên, bạn nên cho một số người biết để bảo vệ cho họ ví dụ như bạn tìnhcủa bạn. Ngoài ra nên cho bác sỹ biết để họ chủ động sử dụng dụng cụ y tế riêng tránh lây truyền HIV cho người khác. Một số trường hợp không thấy thoải mái hoặc không tin tưởng thì bạn không cần phải nói ra.

16. PrEP dự phòng lây nhiễm HIV là gì?

PrEP viết tắt của Pre-exposure Prophylaxis là biện pháp chủ động uống thuốc ARV ngừa lây nhiễm HIV khi không muốn sử dụng bao cao su.

Trên thị trường Việt Nam có nhiều loại thuốc có thể sử dụng cho điều trị PrEP như Tavin-em, Ricovir em, Tafero-em...điểm chung là có 2 thành phần hoạt chất Tenofovir (TDF hoặc TAF) kết hợp với FTC là emtricitabine.

17. Bị nhiễm HIV, tôi sẽ phải dùng bao cao su mãi mãi?

Không, bạn có thể không phải dùng bao cao su khi quan hệ tình dục nếu tải lượng virus HIV của bạn dưới ngưỡng phát hiện hay còn gọi là âm tính.

Điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu HPTN 052 and the PARTNER study do Jeremiah Johnson công bố. Một nghiên cứu khác là Kaiser ở San Francisco đã theo dõi một cặp vợ chồng dị nhiễm (một người nhiễm, một người không) suốt nhiều năm mà không thấy bị lây HIV.

18. Vậy tôi sẽ quẳng bao cao su đi được không?

Bạn đừng làm vậy trừ khi bao cao su của bạn đã hết hạn sử dụng. Việc dùng bao cao su không những ngăn ngừa lây nhiễm HIV mà còn bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà...hay viêm gan virus B,C...

19. Oral sex thì sao?

Oral sex có thể khiến bạn bị nhiễm HIV dù tỉ lệ lây qua đường này là rất thấp.

Có nhiều hình thức Oral sex như ''thổi kèn'' hay blowjob tức là quan hệ bằng miệng để kích thích dương vật, ''lắp vành'' hay rimming là dùng miệng hôn lên hậu môn, ''vét máng'' là hôn lên âm vật...

Dù ít hay nhiều thì oral sex đều có thể khiến bạn nhiễm HIV và các bệnh STDs khác chứ không phải an toàn tuyệt đối như nhiều người lầm tưởng.

20. Nhiễm HIV vẫn có thể có em bé chứ?

Đương nhiên là vậy rồi. Chỉ cần tuân thủ ARV tốt, tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì bạn hoàn toàn có thể sinh em bé khỏe mạnh mà không bị lây HIV. Tất nhiên là phải kiểm soát rất chặt chẽ và có hình thức ngăn ngừa lây nhiễm HIV trước, trong và sau khi mang thai.

Ngoài ra nên cân nhắc và tính toán thật kĩ việc này, vì dù sao vẫn có rủi ro. Bạn không sinh em bé chắc chắn hoàn toàn không có nguy cơ nào. Nhưng nếu mang thai và quyết định sinh nở, có thể có nguy cơ cho con của bạn.

21. Tôi nên nói sao để nhân viên y tế hạn chế các can thiệp phẫu thuật?

Đúng là bạn nên nói rõ tình trạng để bác sỹ, điều dưỡng giảm thiểu những can thiệp xâm lấn, phẫu thuật không cần thiết.

Ví dụ nội soi tiêu hóa, nhổ răng...bạn phải cho họ biết để họ có biện pháp thay thế dụng cụ hoặc tiệt trùng kĩ hơn sau khi làm cho bạn. Như vậy sẽ hạn chế lây chéo HIV trong môi trường y tế. Bạn cũng có thể đề nghị bác sỹ chọn giải pháp khác an toàn hơn thay vì phẫu thuật hoặc các can thiệp làm chảy máu hay có khả năng làm lây truyền virus HIV cao.

22. Bị nhiễm HIV thì có làm giảm tỉ lệ thành công khi phẫu thuật chuyển giới hoặc các phẫu thuật thẩm mỹ khác hay không?

Không. Vào năm 2006, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Journal of the American Medical Association đã chứng minh tỉ lệ thành công của những phẫu thuật chuyển giới hay phẫu thuật thẩm mỹ là như nhau giữa nhóm không bị và nhóm có nhiễm HIV.

23. Việc điều trị HIV có làm ảnh hưởng tới chuyện duy trì liệu pháp hormone ở người chuyển giới hay không?

Theo Well Project thì bản thân virus HIV và một số thuốc ARV dùng để điều trị HIV có gây ảnh hưởng đến nồng độ hormon trong máu dù rất ít. Cũng tại nghiên cứu này thì việc người chuyển giới muốn duy trì liệu pháp hormone vẫn có thể diễn ra hoàn toàn bình thường, bạn chỉ cần liên hệ với bác sỹ của bạn và theo dõi thường xuyên.

24. Tôi có cần một bác sĩ chuyên HIV chăm sóc và điều trị?

Có. Bạn có thể liên hệ bác sĩ Thắng điều trị HIV tốt nhất hiện nay, chuyên gia tư vấn, chẩn đoán và điều trị HIV hàng đầu TPHCM.

Bác sỹ Thắng có kinh nghiệm làm việc tại nhiều Bệnh viện lớn trong và ngoài nước sẽ giúp tư vấn, chăm sóc bạn liên tục trên suốt chặng đường dài chiến đấu với bệnh tật. Không chỉ hỗ trợ về chuyên môn mà bác sĩ Thắng còn rất nhiệt tình, thân thiện để giúp bạn dịu đi trước những căng thẳng lo lắng về bệnh tật.

Bạn có thể liên hệ với bác sĩ Thắng theo số điện thoại 0988778115.

25. Nếu bệnh HIV bị chuyển biến nặng tôi nên đến đâu?

Bạn có thể đến các trung tâm hỗ trợ, tham vấn sức khỏe cộng đồng, các trung tâm phòng chống HIV/AIDS, các phòng khám OPC hoặc nơi mà bác sỹ đang theo dõi điều trị cho bạn.

Các trường hợp nặng hơn thì nên đến các viện chuyên khoa để điều trị như viện Nhiệt đới chẳng hạn.

26. Nếu tôi bị chảy máu, có cần lo lắng cho người vào giúp đỡ mình?

Điều đó còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể như tải lượng virus HIV-RNA của bạn ra sao, máu của bạn có bắn vào mắt, niêm mạc hay vết da trầy xước của người vào giúp đỡ bạn hay không.

Tất nhiên nếu có nguy cơ cao lây cho người khác, thì bạn nên nói để họ biết còn điều trị kịp thời.

27. Nếu người khác hỏi bạn ''tôi sẽ lây HIV từ bạn như thế nào'?

Bạn hãy trả lời cho họ những thứ không lây HIV trước như: ôm hôn, đụng chạm tay chân, dùng chung bát đũa, ăn chung mâm cơm, ngồi chung phòng, chung ghế, dùng chung toilet, dùng chung lược chải đầu, thậm chí là uống chung một cốc nước...

Bạn hoàn toàn có thể sống chung với những người thân của bạn mà không thể lây HIV cho họ được (tất nhiên là trừ quan hệ tình dục hoặc dùng chung kim tiêm).

Người nhiễm HIV cắn có lây sang người khác không. Khi sống chung với người không nhiễm HIV, sẽ còn rất nhiều tình huống phải trả lời như vậy.

28. HIV đã có thể chữa khỏi hoàn toàn?

Không, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV.

Trường hợp người đầu tiên trên thế giới khỏi HIV là Timothy Brown hay còn gọi là ''bệnh nhân Berlin'' vô tình khỏi HIV nhờ chữa ung thư bằng cách ghép tủy xương. Sau đó có một vài người cũng được tuyên bố khỏi HIV nhờ phương pháp tương tự. Tuy nhiên không có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tính chính xác của nhưng phát ngôn ấy, mà đó chỉ là tình cờ phát hiện và nói vậy thôi.

Mà suy cho cùng 1 người khỏi trong số gần 80 triệu người nhiễm HIV trên toàn cầu thì cũng chẳng phải là tỉ lệ tuyệt vời gì cả. Nói chung là chúng ta cần hiểu rằng hiện tại và trong tương lai chắc chắn không phải là gần, việc uống thuốc ARV để điều trị HIV/AIDS vẫn là giải pháp tốt nhất và duy nhất.

Đầu năm 2022, thêm 2 ca HIV khỏi hoàn toàn lại được công bố, nhưng thực tế không có phương pháp chữa HIV hiệu quả mới nào cả.

29. Tại sao đã gần 40 năm trôi qua rồi mà vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn HIV?

Tiến sĩ Rowena Johnston giám đốc trung tâm nghiên cứu tại amfAR giải thích vì HIV có cách lẩn trốn siêu đẳng quá, chúng có cấu trúc di truyền cài cắm vào hệ gen DNA của con người.

Hơn nữa những ''ổ chứa'' virus HIV có mặt ở khắp nơi, chui vào mọi tế bào, chúng ta chưa có cách tiếp cận triệt để. Thuốc ARV có thể tiêu diệt những virus HIV mới được sinh ra, song ''blueprint'' là gốc rễ của virus HIV thì chưa có bất kỳ loại thuốc nào hiện nay có thể can thiệp tới.

Mới đây, Mỹ lại công bố thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV với đầy kì vọng tốt đẹp. Hi vọng sẽ sớm áp dụng được vào thực tế.

30. Hướng nghiên cứu tìm ra thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV trong tương lai?

Đó là đánh thức tất cả các cấu trúc di truyền của vi rút HIV đang ẩn náu, nằm ngủ ''going to sleep'' trong cơ thể, bắt chúng phải lộ diện khỏi những căn hầm bí ẩn. Khi đó kết hợp với thuốc ARV để quét sạch tất cả. Khi không còn mã di truyền, không còn gốc rễ của HIV thì lúc đó mới có thể hi vọng là khỏi hoàn toàn.

Xem thêm:

Mua thuốc Eltvir tốt nhất

Mua thuốc Aluvia tốt nhất

Mua thuốc EET Macleods tốt nhất

Mua thuốc Trustiva tốt nhất

Mua thuốc Avonza tốt nhất?

Mua bán Thuốc Avonza chuẩn bác sĩ ở Quảng Trị?

Mua bán thuốc Acriptega tốt nhất Quảng Bình?

Đổi thuốc ARV loại Acriptega sang Avonza có được không?

Thêm 2 ca khỏi hoàn toàn HIV mới được công bố?

Mua bán Acriptega tốt nhất ở Lào Cai?

Thuốc ARV TLE Macleods rẻ giá bao nhiêu?

Bác sĩ điều trị HIV tốt nhất hiện nay ở đâu vậy?

Sai lầm khi đi khám HIV ở phòng khám?

Mua thuốc PEP phơi nhiễm HIV tốt nhất TPHCM?

Mua bán thuốc Acriptega tốt nhất Quảng Trị?

Bác sĩ Thắng chữa HIV giỏi nổi tiếng nhất hiện nay?

Mua bán thuốc Acriptega tốt nhất Hà Tĩnh?

Thuốc PEP dự phòng phơi nhiễm HIV có mấy loại?

Số lượng tế bào CD4 và tải lượng HIV-RNA có liên quan gì với nhau?

Mua thuốc ARV mới nhất 2022 cập nhật giá rẻ, chính hãng?

Dị ứng thuốc ARV Avonza như thế nào?

Bác sĩ điều trị HIV tốt nhất TPHCM, Hà Nội?

Thuốc Eltvir giá bao nhiêu, có tốt không?

Tags :

30 điều phải biết về HIV HIV/AIDS Nổi bật Sức khỏe Tin tức

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: