-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Tại sao nhiễm HIV không bị thông báo về địa phương?
19/02/2023
0 Bình luận
Nhiễm HIV không bị thông báo về địa phương là do pháp luật quy định dựa trên luật phòng chống HIV/AIDS số 33/VBHN-VPQH sửa đổi năm 2020 có hiệu lực thi hành từ tháng 7 năm 2021. Theo đó, thông tin người nhiễm HIV được bảo mật tuyệt đối và chỉ phải cung cấp cho một số trường hợp đặc biệt mà không bị thông báo về địa phương.
Một người được chẩn đoán xác định nhiễm HIV khi nào?
Một người được chẩn đoán xác định nhiễm HIV phải có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 Bộ Y tế dương tính. Chúng ta không được dựa vào test nhanh HIV, test Combo Ag/Ab hay các loại xét nghiệm không phải chiến lược 3 khác để khẳng định nhiễm HIV trên người.
Vì tính chất đặc thù của căn bệnh này, bắt buộc phải làm xét nghiệm đúng qui trình tại đơn vị y tế được Nhà nước cấp phép. Các xét nghiệm chiến lược 1, chiến lược 2 chính là các loại xét nghiệm nhanh chỉ mang tính chất sàng lọc và giám sát dịch tễ mà thôi. Nó không được dùng để chẩn đoán chắc chắn người nhiễm HIV. Bởi vì các xét nghiệm này có tỷ lệ dương tính giả hoặc âm tính giả tương đối cao.
Chúng ta càng không được dựa vào các triệu chứng mới nhiễm HIV mơ hồ để nói ai đó bị nhiễm HIV hay là không.
Kết quả xét nghiệm HIV dương tính được thông báo cho ai?
Theo luật phòng chống HIV/AIDS do Quốc hội Việt Nam ban hành số 33/VBHN-VPQH sửa đổi năm 2020 có hiệu lực thi hành từ tháng 7 năm 2021 có chỉ rõ:
Người được thông báo kết quả dương tính với HIV là:
- Người được xét nghiệm;
- Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm; cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;
- Người đứng đầu, điều dưỡng viên trưởng của khoa, phòng, đơn vị khác của cơ sở y tế có người nhiễm HIV được điều trị; nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
- Người đứng đầu, người phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác;
Như vậy, không phải ai cũng có quyền biết tình trạng nhiễm HIV của một cá nhân nào đó. Chỉ những người rất thân thiết như vợ chồng, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ mới được biết. Ngoài ra, một số nhân viên y tế, cán bộ trực tiếp chăm sóc, điều trị, quản lý người nhiễm HIV cũng được biết những thông tin này.
Tại sao nhiễm HIV không bị thông báo về địa phương?
Người nhiễm HIV hoàn toàn không phải lo lắng việc bị thông báo về địa phương bởi pháp luật đã quy định rõ ràng. Tại điều 4 và điều 30 của luật phòng chống HIV/AIDS số 33/VBHN-VPQH sửa đổi năm 2020 có nêu lên quyền của người bị nhiễm HIV là được bảo mật thông tin. Hơn nữa, những chủ thể được nắm bắt tình trạng người bị nhiễm HIV hoàn toàn không có việc thông báo về địa phương.
Như vậy, tại sao nhiễm HIV không bị thông báo về địa phương là do pháp luật quy định, chứ không phải là thích hay không muốn là được. Đây là quan điểm rõ ràng của Nhà nước nhằm giúp ổn định tâm lý, hỗ trợ tinh thần người nhiễm HIV có thể yên tâm sống và điều trị bệnh.
Có cách nào điều trị HIV bảo mật thông tin tuyệt đối hay không?
Như chúng ta đã thấy thì luật phòng chống HIV/AIDS có ghi rõ những ai được biết thông tin về một người nhiễm HIV. Điều đó chứng tỏ, có thể có nhiều hơn 2 người ngoài cá nhân bị nhiễm HIV biết được thông tin cần giấu kín này. Thế cho nên, nhiều người mắc HIV/AIDS đã chọn cách điều trị ARV tư nhân dịch vụ để đảm bảo thông tin được bảo mật tuyệt đối. Chỉ có cách này mới chắc chắn hoàn toàn không ai biết ngoài người nhiễm HIV.
Bị lộ thông tin nhiễm HIV khi nào?
Bị lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của một người thường là do vô tình mà thôi.
Đó có thể là hình thức trao đổi hình ảnh, giấy tờ xét nghiệm điều trị của bệnh nhân HIV giữa các nhân viên y tế. Nhưng vô tình gửi nhầm hoặc làm thất lạc và rồi lọt vào tay người khác. Đương nhiên là không ai cố ý làm chuyện lộ thông tin của người nhiễm HIV. Vì điều này đã được pháp luật qui định phải giữ kín.
Có một số tình huống, nhân viên y tế tung ảnh xét nghiệm của bệnh nhân HIV lên các diễn đàn tư vấn HIV. Sau đó là sự chia sẻ mạnh mẽ trong các nhóm, group trên mạng xã hội. Khiến cho thông tin của người nhiễm HIV bị phát tán nhanh chóng cả tên tuổi, địa chỉ và thậm chí có luôn số điện thoại.
Hiếm gặp hơn là trường hợp bản thân người nhiễm HIV để lộ thông tin cá nhân của mình cho người khác biết. Đó phải là sự sơ ý rất hy hữu và cực kì hiếm thấy. Bởi những ai đã mắc HIV/AIDS, họ luôn trong trạng thái tâm lý lo lắng và sợ hãi người khác biết. Cho nên, những thông tin cá nhân ấy chỉ mình họ biết và nhất quyết không sẻ chia cho ai khác.
Kết luận lại, nhiễm HIV không bị thông báo về địa phương là vì luật phòng chống HIV/AIDS đã quy định như vậy. Cho nên, bạn hoàn toàn yên tâm về thông tin cá nhân nếu chẳng may phát hiện mình đã nhiễm căn bệnh thế kỷ này.
Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Xem thêm:
Thuốc PEP hiện nay có mấy loại?
Bị HIV có phẫu thuật được không?
Cập nhật giá thuốc ARV năm Giáp Thìn 2024?
Các xét nghiệm dùng trong chẩn đoán và điều trị HIV?
Bệnh nhân HIV có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn tâm thần?
Tuổi thọ người nhiễm HIV ngày càng được tăng cao?
Thuốc PEP bác sĩ Thắng tốt không?
Thêm những trường hợp điều trị PEP thành công tại Phòng khám bác sĩ Thắng?