Chẩn đoán và xử trí hội chứng viêm phục hồi miễn dịch

24/07/2023 0 Bình luận

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS xảy ra khi bệnh nhân mới được khởi động điều trị ARV. Tuy nhiên, nó có thể bị nhầm lẫn sang tác dụng phụ của thuốc ARV hoặc một tình trạng nhiễm trùng cơ hội mới. 

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch là gì?

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch tên tiếng Anh là Immune reconstitution inflammatory syndrome (IRIS). Đây là tình trạng cơ thể người bệnh HIV/AIDS có biểu hiện xấu hơn sau khi bắt đầu được điều trị bằng thuốc ARV. Trong khi xét nghiệm cận lâm sàng lại chỉ ra đáp ứng tốt với thuốc kháng virus.

Điều này có nghĩa là trước đó tác nhân nhiễm trùng cơ hội đang được kiểm soát hoặc chưa biểu hiện ra bên ngoài. Sau khi bắt đầu dùng thuốc ARV khoảng vài tuần, triệu chứng của bệnh lý nhiễm trùng cơ hội này xấu hơn. Có thể là nặng hơn so với tình trạng trước khi dùng ARV hoặc là bộc lộ ra bên ngoài mà trước đó không hề phát hiện ra.

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS gồm 2 loại:

  • IRIS nghịch thường hay nghịch lý: diễn biến xấu hơn của một tình trạng nhiễm trùng cơ hội đã phát hiện trước đó.
  • IRIS bộc lộ: xuất hiện triệu chứng bên ngoài của một tình trạng nhiễm trùng cơ hội mà trước khi dùng ARV không hề thấy có.

Chẩn đoán hội chứng viêm phục hồi miễn dịch như thế nào?

Để chẩn đoán hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, chúng ta vừa phải dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng và khám xét kĩ trên bệnh nhân. Không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định 100% là hội chứng viêm phục hồi miễn dịch. Song, nếu có các tiêu chuẩn sau chúng ta vẫn có thể nghĩ tới khả năng cao IRIS đang xảy ra. Cụ thể, các yếu tố đó bao gồm:

  • Bệnh nhân mới được khởi động điều trị HIV bằng thuốc ARV được thời gian ngắn, không quá 12 tuần.
  • Triệu chứng của bệnh lý nhiễm trùng cơ hội xấu hơn hoặc bộc lộ ra.
  • Xét nghiệm tải lượng virus HIV-RNA hoặc CD4 tốt dần lên.
  • Không có bằng chứng cho thấy xuất hiện nhiễm trùng cơ hội mới.
  • Không phải dạng diễn tiến nặng của bệnh đã được dự đoán trước đó.
  • Không phải là tác dụng phụ của thuốc ARV.

Như vậy, để chẩn đoán hội chứng viêm phục hồi miễn dịch IRIS cần rất nhiều ở kinh nghiệm của bác sĩ. Bên cạnh đó phải có sự so sánh, theo dõi sát sao bệnh nhân ngay từ những ngày đầu điều trị.

Cách xử trí hội chứng viêm phục hồi miễn dịch ra sao?

Rất may, hội chứng viêm phục hồi miễn dịch thường nhẹ nhàng, thoáng qua và tự hết. Có khoảng 15-30% số bệnh nhân HIV dùng thuốc ARV xuất hiện tình trạng này. Mặc dù vậy, hiếm có ai phải can thiệp hay nhập viện điều trị.

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch mức độ nhẹ, hoàn toàn không cần can thiệp gì thêm. Vẫn tuân thủ điều trị ARV bình thường. Với mức độ nặng hơn có thể theo dõi sát và dùng thêm corticoid nếu diễn biến nghiêm trọng.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không được tự ý thay đổi phác đồ thuốc ARV. Bởi hội chứng viêm phục hồi miễn dịch này phần nhiều do cơ địa bệnh nhân phản ứng với chính cơ thể. Nó không phải là dị ứng thuốc nên không cần thay thế loại ARV đang dùng.

Đối tượng nào dễ xảy ra hiện tượng này?

Một số đối tượng dễ xảy ra hiện tượng viêm phục hồi miễn dịch là:

  • Suy giảm miễn dịch nặng, đặc biệt nhóm có số lượng CD4 thấp dưới 100 tế bào/mm3.
  • Đang tồn tại sẵn những tác nhân dễ gây ra hội chứng IRIS.
  • Bị nhiễm HIV lâu, tải lượng virus HIV cao.
  • Nam giới có khuynh hướng xảy ra nhiều hơn nữ giới.

Các tác nhân thường gặp trong hội chứng viêm phục hồi miễn dịch?

Trong hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, có một số tác nhân rất hay gặp. Chúng thường làm cho tình trạng lâm sàng của người bệnh bị nặng hơn. Đó có thể là:

+ Tác nhân Mycobacteria gồm:

  • Tuberculosis
  • MAC
  • BCG trẻ em

+ Tác nhân nấm:

  • Cryptococcus neoformans
  • Talaromyces manefffei
  • Candida Albican thực quản
  • PCP

+ Tác nhân vi rút:

  • Viêm gan virus B, C
  • HPV
  • HSV
  • VZV
  • CMV

+ Tác nhân kí sinh trùng, khác:

  • Toxoplasmosis
  • Strongyloides
  • Cryptosporidia
  • Leishmaniasis

Cơ chế gây ra hội chứng viêm phục hồi miễn dịch?

Như chúng ta đã biết, trong cơ thể luôn có hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân nhiễm trùng từ bên ngoài xâm nhập vào. Ngoài ra, nó còn giúp ổn định hoạt động của các mô và cơ quan nội tạng, hạn chế hình thành u và các rối loạn chuyển hóa.

Khi cơ thể có hệ miễn dịch khỏe, số lượng tế bào CD4 cao hoặc bị giảm nhưng chưa quá thấp. Cụ thể là với số lượng tế bào CD4 > 200 tế bào/mm3, hệ miễn dịch vẫn hoạt động bình thường, nó được duy trì ở trạng thái tương đối cân bằng.

Khi bị AIDS, số lượng CD4 < 200 tế bào/mm3, hệ miễn dịch lúc này bị đánh sập. Muốn hoạt động nó phải được khởi động lại. Chính việc uống ARV giúp số lượng CD4 phục hồi nhanh làm cho quá trình tái khởi động bị trục trặc. Nó dẫn đến rối loạn khiến hệ miễn dịch bị phản ứng quá mức với hàng loạt kháng nguyên khác nhau. Trong đó, nhưng tác nhân nhiễm trùng cơ hội tiềm ẩn sẽ được tấn công quá mức, gây ra hội chứng IRIS như đã trình bày ở trên.

Hậu quả của hội chứng viêm phục hồi miễn dịch?

Hậu quả của hội chứng viêm phục hồi miễn dịch thường là nhẹ, nhưng đôi khi có thể để lại hậu quả khôn lường. Một số tác hại của hội chứng viêm phục hồi miễn dịch có thể nhận thấy là:

  • Hoang mang tâm lý, uống thuốc ARV điều trị mà cơ thể lại biểu hiện xấu đi.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV dễ bị sợ mà bỏ thuốc, tăng nguy cơ kháng thuốc ARV khi uống lại sau này.
  • Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV bị ảnh hưởng.
  • Khó phân biệt chính xác là do IRIS hay tác dụng phụ của thuốc ARV.
  • Khó phân biệt IRIS với một tình trạng nhiễm trùng cơ hội mới xuất hiện.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng viêm phục hồi miễn dịch?

Để phòng ngừa xuất hiện hội chứng viêm phục hồi miễn dịch cũng không phải quá khó khăn. Các biện pháp được đề cập đến bao gồm:

  • Tầm soát kĩ bệnh lý nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV giai đoạn AIDS.
  • Tránh dùng ARV cùng lúc với thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng.
  • Theo dõi sát bệnh nhân và tác dụng phụ ARV.
  • Làm xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhân có dễ xảy ra IRIS hay không.

Nói tóm lại, để chẩn đoán hội chứng viêm phục hồi miễn dịch ở người nhiễm HIV cần phải có xét nghiệm và khám lâm sàng. Đây là một chẩn đoán khó vì dễ bị nhầm lẫn với tác dụng phụ của thuốc ARV hoặc một tình trạng nhiễm trùng cơ hội mới xuất hiện. Tuy nhiên, đa phần IRIS là nhẹ và không cần xử trí gì thêm.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Các thế hệ sinh phẩm xét nghiệm HIV?

Các tiêu chuẩn điều trị ARV mới nhất hiện nay 2023?

Những điều cần biết về chủng ngừa vắc xin ở trẻ nhiễm HIV?

Các xét nghiệm dùng trong chẩn đoán và điều trị HIV?

Nhiễm HIV ở trẻ em diễn tiến như thế nào?

Chẩn đoán nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi?

Trẻ nhiễm HIV sống được bao lâu?

Điều trị ARV/HIV rẻ uy tín chất lượng ở đâu tốt nhất?

HIV là gì, đặc điểm cấu tạo virus HIV?

Điều trị dự phòng bằng cotrimoxazole cho trẻ nhiễm HIV?

Phân độ giai đoạn nhiễm HIV ở trẻ em có những ý nghĩa đặc biệt?

Các gien của HIV có chức năng gì?

Virus HIV vào máu người sẽ làm những gì?

Tags :

hội chứng viêm phục hồi miễn dịch

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: