Giai đoạn cửa sổ HIV là gì? Kéo dài trong bao lâu?

07/02/2023 0 Bình luận

Giai đoạn cửa sổ HIV là quá trình cơ thể mới nhiễm HIV nhưng chưa phát sinh đầy đủ kháng thể kháng lại virus này. Nó thường kéo dài 3 tháng và trong thời gian này nếu làm xét nghiệm kiểm tra tình trạng nhiễm HIV có thể thấy kết quả âm tính giả. Những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV cần tránh làm xét nghiệm trong giai đoạn này.

Giai đoạn cửa sổ HIV là gì?

Giai đoạn cửa số là giai đoạn từ lúc mắc phải (nhiễm) HIV cho đến khi xuất hiện mức kháng thể có thể phát hiện được bằng các xét nghiệm. Giai đoạn cửa sổ là giai đoạn tiềm tàng không thể biết chắc một người có bị nhiễm HIV hay không trong giai đoạn này. Cho nên bắt buộc chúng ta phải chờ hết giai đoạn cửa sổ mới có thể khẳng định lần nguy cơ phơi nhiễm HIV này có bị ''dính'' hay không.

Tức là, giai đoạn cửa sổ HIV là quá trình cơ thể người mới nhiễm HIV đang phản ứng chống lại virus này. Nhưng chưa phát sinh đầy đủ kháng thể kháng HIV đến mức có thể phát hiện bằng các xét nghiệm test nhanh HIV. Đó là một quá trình chuyển đổi từ việc hoàn toàn không có thể kháng thể kháng HIV sang tình trạng có kháng thể này tồn tại suốt đời trong cơ thể.

Giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài bao lâu?

Câu hỏi giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài bao lâu được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi vì nó liên quan đến thời gian có thể làm xét nghiệm khẳng định chắc chắn có bị nhiễm HIV hay là không. Vấn đề này đa phần là dành cho những bạn có nguy cơ phơi nhiễm HIV vừa mới xảy ra.

Chính xác thời gian giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài là 3 tháng. Sau 3 tháng, cơ thể người nhiễm HIV đã hoàn tất quá trình chuyển đảo huyết thanh sinh kháng thể kháng HIV. Nhờ đó, người đi làm xét nghiệm khẳng định HIV có thể biết chính xác kết quả tình trạng có hay không bị nhiễm HIV. 

Một số trang mạng, tài liệu có nói thời gian của giai đoạn cửa sổ có thể kéo dài tới 6 tháng thậm chí lâu hơn nữa là 1 năm. Điều này hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế. Nó chỉ là khái niệm được trình bày ở một số giả thuyết, nghiên cứu nhỏ không được chấp nhận rộng rãi bởi cộng đồng chuyên gia về HIV. Ngay cả Bộ y tế Việt Nam cũng đã đưa ra khuyến cáo thời gian của giai đoạn cửa sổ là 3 tháng.

Tại sao người có nguy cơ phơi nhiễm HIV cần tránh làm xét nghiệm trong giai đoạn này?

Trong giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài 3 tháng, nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thường xuất hiện kết quả âm tính giả. Tức là, có thể người đó bị mắc HIV rồi mà xét nghiệm chưa tìm ra. Điều này làm dấy lên quan ngại có thể bỏ lọt việc phát hiện những ca mới mắc HIV trong cộng đồng. Từ đó sẽ có nhiều hệ lụy về sau như người bệnh không được điều trị ARV sớm, tiếp tục lây cho người khác, lâu dài sẽ bị AIDS và tử vong.

Có nhiều trường hợp sau khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV đã đi làm xét nghiệm chỉ sau 1 vài tuần hoặc 1 đến 2 tháng. Điều này cũng có lợi ích đó là giúp tâm lý những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV an tâm phần nào khi nhìn thấy kết quả xét nghiệm âm tính. Dẫu vậy, sau 3 tháng họ vẫn phải kiểm tra lại, khiến cho số lần đi làm xét nghiệm tăng cao không cần thiết. Cộng thêm đó là chi phí tốn kém hơn rất nhiều.

Thực tế, làm xét nghiệm trong giai đoạn cửa sổ có cho kết quả âm tính đi chăng nữa. Ban đầu có thể thấy an tâm phần nào, nhưng ngay sau đó lại hoang mang hơn, không biết tỉ lệ chính xác bao nhiêu phần trăm. Về bản chất, làm xét nghiệm HIV trong 3 tháng vẫn không giúp ổn định tâm lý hoàn toàn cho những trường hợp này.

Câu chuyện xét nghiệm khẳng định HIV là phải chính xác 100%. Do đó, tốt nhất là chúng ta nên chờ đủ 3 tháng hãy đi làm xét nghiệm. Việc vội vàng tiến hành xét nghiệm sớm hơn trong thời gian này không mang lại nhiều lợi ích. Thậm chí là thêm lo lắng, tốn tiền mà rốt cuộc, muốn chắc chắn biết bị nhiễm HIV sau 3 tháng vẫn phải đi làm xét nghiệm lại cơ mà.

Cách phát hiện bị nhiễm HIV sớm nhất?

Nhiều bạn sau khi có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV luôn trong trạng thái lo lắng cực độ. Vì sợ hãi quá mà lúc nào cũng nghĩ mình bị nhiễm HIV, đâm ra xuất hiện đầy đủ các triệu chứng kiểu như vừa mới bị nhiễm HIV rồi.

Các triệu chứng mới nhiễm HIV không phải là sốt, nổi hạch, mệt mỏi, nấm lưỡi...như các bạn vẫn thường tin vậy. Đó chỉ là lý thuyết mà rất ít gặp trên thực tế. Để khẳng định người bị nhiễm HIV phải dựa hoàn toàn vào xét nghiệm khẳng định chiến lược 3 Bộ Y tế.

Một số giải pháp có thể phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV, thậm chí là trong giai đoạn cửa sổ chính là làm xét nghiệm phát hiện kháng nguyên. Đây là loại xét nghiệm tìm trực tiếp kháng nguyên chứng tỏ sự hiện diện của virus HIV trong cơ thể người bệnh.

Thông thường, các cơ sở y tế sẽ chỉ định cho làm xét nghiệm PCR đo tải lượng virus HIV-RNA. Nếu kết quả này dương tính, đồng nghĩa người làm xét nghiệm đã bị nhiễm HIV.

Uống thuốc PEP có ảnh hưởng gì đến thời gian của giai đoạn cửa sổ HIV không?

Thuốc PEP là loại thuốc ARV dùng trong điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. Nó có cơ chế là ức chế, tiêu diệt virus HIV dựa vào việc ngăn chặn các chu trình tạo bản sao trong vòng đời HIV. Nó không làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng như quá trình sinh kháng thể kháng HIV. Tức là, việc uống thuốc PEP không ảnh hưởng gì đến thời gian của giai đoạn cửa sổ HIV.

Cho dù có uống thuốc PEP hay không, vẫn cần chờ đủ 3 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV, đi làm xét nghiệm khẳng định HIV mới cho kết quả chính xác. 

Nói tóm lại, giai đoạn cửa sổ HIV là quá trình cơ thể mới bị nhiễm HIV nhưng chưa sinh ra đầy đủ kháng thể kháng lại virus này. Giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài 3 tháng và nếu làm xét nghiệm khẳng định HIV có thể cho kết quả âm tính giả trong thời gian này.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Bị HIV có đi làm công ty được không?

Uống ARV sai giờ có sao không?

Thuốc ARV uống trước hay sau ăn?

Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu?

Tại sao phải tuân thủ điều trị ARV?

Làm sao để biết mình có bị nhiễm HIV hay không?

Nguyên nhân xét nghiệm dương tính giả với HIV?

Uống ARV rồi có cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục không?

Thuốc ARV bao nhiêu tiền, cập nhật giá thuốc ARV mới nhất hiện nay?

Uống PEP có thể bị nhiễm HIV không?

Uống ARV sống được bao lâu nữa?

Tại sao quan hệ với nhiều người dễ bị lây nhiễm HIV hơn?

2 người bình thường quan hệ với nhau có bị lây HIV không?

Xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 là gì, thực hiện ở đâu?

Vai trò của bao cao su trong phòng tránh lây nhiễm HIV?

Thuốc ngừa HIV khẩn cấp là gì, mua ở đâu tốt nhất?

Tags :

giai đoạn cửa sổ HIV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: