-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Quan hệ với người HIV bao lâu sau thì bị lây nhiễm HIV?
14/12/2022
0 Bình luận
Quan hệ tình dục là nhu cầu cơ bản của con người. Song không biết bạn tình nào là an toàn, bạn tình nào là bị nhiễm HIV. Do đó nhiều bạn hay thắc mắc quan hệ với người HIV bao lâu sau thì bị lây nhiễm HIV? Điều đó được giải thích là ngay lập tức sau khi quan hệ tình dục không an toàn, virus HIV sẽ từ người bệnh truyền sang người khỏe mạnh.
Nhiễm HIV là gì?
Nhiễm HIV là tình trạng một người có virus HIV trong cơ thể, và virus HIV này sẽ tồn tại gần như là suốt cuộc đời với người vật chủ. Nó khác với phơi nhiễm HIV là có thể có virus HIV trong cơ thể nhưng bị thuốc ARV điều trị phơi nhiễm tiêu diệt ngay. Do đó, virus HIV đấy không tồn tại lâu dài trong cơ thể vật chủ, không gọi là nhiễm HIV.
Nói chung, nhiễm HIV là có virus HIV tồn tại suốt trong người. Vậy nếu quan hệ với người HIV bao lâu sau thì bị lây nhiễm HIV, chúng ta sẽ biết ngay dưới đây.
Quan hệ tình dục có lây HIV không?
Chúng ta đã biết HIV lây qua 3 con đường chính là:
- Lây qua máu bắn vào vết thương hở, niêm mạc không được bảo vệ, hoặc truyền máu.
- Quan hệ tình dục không an toàn đang trở thành đường lây HIV phổ biến nhất toàn cầu.
- Mẹ nhiễm HIV truyền sang con.
Như vậy, HIV có lây qua con đường quan hệ tình dục nhưng phải là tình dục không an toàn. Có nghĩa, khi bạn quan hệ tình dục mà sử dụng bao cao su, thì hoàn toàn không có nguy cơ lây HIV. Trừ trường hợp rách bao cao su, tuột bao cao su hay bạn còn quan hệ thêm bằng miệng (oral sex) không dùng bao cao su.
Quan hệ với người HIV bao lâu sau thì bị lây nhiễm HIV?
Chúng ta cần phân biệt rõ ràng khái niệm, quan hệ với người HIV bao lâu sau thì bị lây nhiễm HIV với chuyện khi nào thì phát hiện chắc chắn nhiễm HIV.
Khi quan hệ tình dục không an toàn, tinh dịch, dịch âm đạo sẽ xâm nhập vào niêm mạc người nhận. Từ đó virus HIV tấn công qua hàng rào mỏng manh đó và đi vào máu. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, HIV sẽ tìm đến các tế bào miễn dịch CD4. Từ đây, HIV làm tổ, sản sinh ra các bản sao gọi là copies và tiếp tục chu trình vòng đời tiếp theo.
Như vậy, dường như ngay lập tức, HIV sẽ lây lan sang người bạn tình từ người đã nhiễm HIV. Chính vì vậy mà tại sao thời gian điều trị PEP dự phòng lây HIV chỉ kéo dài đến 72 giờ và theo nguyên tắc càng sớm càng tốt.
Còn vấn đề khi nào phát hiện chính xác một người nhiễm HIV sau lần quan hệ tình dục không an toàn. Câu trả lời phải là 3 tháng, vì đây là giai đoạn cửa sổ. Tức là, hệ miễn dịch chưa kịp phản ứng rõ ràng với tình trạng nhiễm HIV. Làm xét nghiệm sớm trước 3 tháng vẫn có thể phát hiện sớm bị nhiễm HIV nhưng khó loại trừ kết quả âm tính giả.
Triệu chứng mới nhiễm HIV có dễ nhận biết hay không?
Lướt qua một số trang mạng, bạn đọc sẽ rất hoang mang khi thấy rằng các triệu chứng mới nhiễm HIV là:
- Sốt
- Phát ban
- Nổi hạch
- Ngừa ngoài da
- Mụn rộp
- Nấm miệng
- Sụt cân
- Tiêu chảy
- Chán ăn
- Đầy bụng
- Mất ngủ
- Mệt mỏi
- Khó tập trung
- Ho
- Đau cơ khớp...
Với kiến thức chuyên môn sâu và đẳng cấp nhất Việt Nam, bác sĩ Thắng khẳng định 100% không dựa vào những dấu hiệu trên để nói một người mới bị nhiễm HIV. Điều đó hoàn toàn sai lầm, đặc biệt trong giai đoạn mới nhiễm HIV.
Thứ nhất, có những triệu chứng ở trên như sốt, nổi hạch, phát ban, ngứa...có thể gặp trong bất kì loại nhiễm siêu vi cấp tính nào. Kể cả nhiễm COVID-19 cũng có thể gây ra hiện tượng đó.
Thứ hai, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, khó tập trung...là do người có hành vi nguy cơ lây HIV quá lo lắng mà thôi.
Thứ ba, các dấu hiệu nấm miệng, tiêu chảy kéo dài, ho khan kéo dài, sụt cân nhiều...chỉ gặp ở người nhiễm HIV giai đoạn AIDS, không gặp ở giai đoạn mới nhiễm HIV.
Như vậy, để thấy các triệu chứng mới nhiễm HIV là rất lu mờ và không chính xác. Vì vậy, để biết một người nhiễm HIV hay không bắt buộc dựa vào xét nghiệm máu. Không được nhìn vào biểu hiện bên ngoài cơ thể để suy đoán hay kết luận ai đó mắc HIV.
Làm gì để phòng ngừa lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn?
Muốn quan hệ tình dục vừa vui vẻ lại không lo mắc HIV thì tốt nhất là sử dụng bao cao su. Lưu ý là bao cao su cần được dùng ngay cả trong những tình huống quan hệ bằng miệng chứ không phải chỉ là âm đạo, dương vật, hậu môn.
Sau khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn, tốt nhất là uống thuốc PEP kịp trong 72 giờ. Việc uống thuốc PEP loại nào và ra sao cần tìm đến bác sĩ Thắng để được tư vấn và mua đúng loại thuốc PEP.
Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi dễ dính phải thuốc PEP giả. Tiền mất có thể kiếm lại, chứ một khi đã nhiễm HIV không bao giờ thay đổi được định mệnh đó nữa.
Tóm lại, quan hệ với người HIV bao lâu sau thì bị lây nhiễm HIV có thời gian là ngay lập tức, chỉ vài tiếng đến vài ngày là cùng. Các triệu chứng nói lên mới nhiễm HIV không chính xác và thường người mới nhiễm HIV không có biểu hiện gì. Cần phải làm xét nghiệm máu để khẳng định chắc chắn có bị lây HIV hay không.
Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Mọi vấn đề về HIV cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Xem thêm:
Thuốc ARV bậc 2 Lopinavir/ritonavir 200mg/50mg Mylan giá bao nhiêu?
Nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu?
Acriptega có tem chống giả giá rẻ mua ở đâu?
Phác đồ điều trị PEP mới nhất hiện nay là gì?
Mua bán thuốc Acriptega chuẩn bác sĩ ở Sơn La?
Hiệu quả của PEP ở Việt Nam như thế nào?
Cách dùng Acriptega như thế nào tốt nhất?
Thuốc PEP có miễn phí không, ai được phát thuốc PEP không tốn tiền?
Mua bán thuốc Avonza tốt nhất Hải Dương?
CD4 thấp thì uống thuốc gì để tăng được nhanh lên?
HIV có lây qua nước bọt không?
Người nhiễm HIV sống lâu nhất ở Việt Nam là ai?
Có nên dùng thuốc phơi nhiễm Acriptega không?
Tại sao kháng thuốc ARV? Nguyên nhân cơ chế kháng thuốc ARV là gì?
Người nhiễm HIV vết thương có lành được không?
CD4 là gì, ăn gì để tăng CD4 nhanh nhất?
Phòng khám HIV bác sĩ Thắng uy tín, chất lượng?