-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Tiêu chảy HIV như thế nào? Tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu?
19/01/2020
0 Bình luận
Tiêu chảy HIV như thế nào? Tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu? Tiêu chảy HIV có đau bụng không? Ở giai đoạn đầu, tiêu chảy HIV có biểu hiện gì? Sau khi quan hệ với người bị nhiễm HIV bao lâu nữa sẽ bị tiêu chảy như vậy?
Tiêu chảy HIV là gì, tiêu chảy HIV như thế nào?
Tiêu chảy HIV là tình trạng một người nhiễm HIV bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng kéo dài do căn nguyên từ HIV mà ra. Có nghĩa là, nếu tiêu chảy do bị chúng thực, ngộ độc thực phẩm diễn ra trong một hoặc vài ngày thì không gọi là tiêu chảy HIV. Dù cho người đó có bị nhiễm HIV bao lâu đi chăng nữa.
Như vậy, tiêu chảy HIV phải xảy ra ở người nhiễm HIV và không rõ nguyên nhân ngoài HIV gây ra. Tiêu chảy HIV có thể do các chủng vi khuẩn không phải trực tiếp virus HIV gây ra, nhưng nó sẽ không xảy ra ở người có miễn dịch khỏe mạnh. Tức là tiêu chảy HIV là loại tiêu chảy không xảy ra ở người không bị nhiễm HIV.
Chúng ta cần phân biệt rõ tiêu chảy xảy ra ở người nhiễm HIV và tiêu chảy HIV. Về hình thức đều là sự việc tiêu chảy xuất hiện ở người bị nhiễm HIV. Nhưng về bản chất thì là khác nhau. Trong khi tiêu chảy HIV là triệu chứng đặc hiệu chỉ xảy ra ở người nhiễm HIV giai đoạn muộn. Còn các trường hợp tiêu chảy khác có thể xảy ra ở người nhiễm HIV hoặc là không.
Khi nào xảy ra tiêu chảy HIV?
Các bệnh nhân ở giai đoạn nhiễm HIV tiến triển dễ bị tiêu chảy do các tác nhân nhiễm trùng cơ hội gây ra. Đây chính là tiêu chảy HIV. Tức là khi virus HIV tấn công làm suy giảm số lượng CD4 quá thấp, sức đề kháng của người nhiễm HIV cực kì yếu, tiêu chảy HIV sẽ xuất hiện. Bản chất của tiêu chảy HIV chính là một biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội tấn công người HIV.
Tiêu chảy HIV thông thường xảy ra sau khi người nhiễm HIV không uống ARV khoảng 5 đến 10 năm.
Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu nữa sẽ bị tiêu chảy?
Như đã đề cập, tiêu chảy HIV sẽ phải mất khoảng 5 đến 10 năm kể từ khi bị nhiễm HIV. Với điều kiện là không uống thuốc ARV, hoặc có uống nhưng bị kháng thuốc ARV. Do đó, nếu quan hệ với người nhiễm HIV mà bị lây HIV từ họ. Người bị lây HIV đó sẽ mất ít nhất 5 năm để xuất hiện tiêu chảy HIV.
Nhưng nếu điều trị HIV bằng thuốc ARV tốt sẽ không bao giờ bị tiêu chảy HIV. Kể cả khi đã già cũng không lo tiêu chảy HIV xảy đến với bạn.
Tiêu chảy HIV có đau bụng không?
Đa phần, tiêu chảy HIV không có biểu hiện đau bụng. Một số ít trường hợp có cảm giác mót rặn và hơi quặn bụng. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân toàn nước. Ở giai đoạn bị tiêu chảy HIV thường người bệnh sẽ ăn rất kém và suy kiệt. Do đó, phân dù đi nhiều hay ít lần cũng đều rất loãng và chủ yếu là nước.
Ở giai đoạn đầu, tiêu chảy HIV có biểu hiện gì không?
Như đã trình bày, tiêu chảy HIV xảy ra khi người bệnh HIV/AIDS suy giảm miễn dịch nặng. Với người nhiễm HIV ở giai đoạn đầu thì không gọi là tiêu chảy HIV như trên định nghĩa đề ra. Tiêu chảy HIV chỉ xuất hiện khi hệ miễn dịch của người bệnh bị tiêu diệt rất nhiều tế bào CD4 rồi.
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy HIV là gì?
Các tác nhân đó thường là ký sinh trùng, ngoài ra có thể gặp do vi khuẩn, vi rút và nấm.
Các tiêu chảy nhiễm trùng được phân thành 2 dạng: tiêu chảy nước (số lượng nhiều, thường liên quan đến các nhiễm trùng ở ruột non) và tiêu chảy lẫn máu (số lượng ít, liên quan nhiễm trùng ở đại tràng).
Rotavirus, Norwalk vi rút, Adenovirus, Enterovirus, Vibrio cholerae, Escherichia coli, Giardia và Cryptosporidium là các căn nguyên gây tiêu chảy nước. Các độc tố vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, và Clostridium perfringens tồn tại trong thức ăn cũng có thể gây tiêu chảy cấp, biểu hiện dưới dạng tiêu chảy nước và thường có nôn kèm theo.
Các tác nhân vi khuẩn thường gây tiêu chảy ở bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn muộn. Đây là giai đoạn suy giảm miễn dịch tiến triển và suy giảm nặng hay còn gọi là giai đoạn AIDS. Đó là các chủng: Campylobacter, Salmonella, Shigella và MAC.
Các bệnh đi kèm tiêu chảy HIV ở giai đoạn AIDS?
Ngoài ra ở các bệnh nhân AIDS còn gặp các tác nhân nhiễm trùng cơ hội khác như: Cryptosporidia, Isospora, Microsporidia, CMV, Histoplasma và MAC (thường gặp ở bệnh nhân có số lượng tế bào miễn dịch T-CD4 thấp dưới 100 tế bào/ mm3).
Biến chứng nặng do tiêu chảy HIV là gì?
Các biến chứng nặng do tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hay gặp nhất đối với bệnh nhân nhiễm HIV.
Các biến chứng này có thể kể đến như:
- sụt cân,
- mất nước, rối loạn điện giải
- suy dinh dưỡng và
- kém hấp thu thuốc.
Ở những nơi mà bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị HAART (High Actively AntiRetroviral Therapy: điều trị HIV bằng sự kết hợp các loại thuốc ARV khác nhau nhằm mang lại hiệu lực cao nhất) hiếm gặp tiêu chảy do nhiễm trùng cơ hội.
Phần lớn gặp tiêu chảy do căn nguyên không nhiễm trùng, bao gồm tác dụng phụ của thuốc ARV và bệnh lý tiêu hóa do HIV.
Các loại tiêu chảy khác có thể gặp ở người nhiễm HIV là gì?
Ngoài tiêu chảy HIV do căn nguyên nhiễm trùng cơ hội, suy giảm miễn dịch. Người nhiễm HIV cũng có thể bị tiêu chảy do các căn nguyên giống như người bình thường. Đó có thể là do tác dụng phụ của thuốc, viêm ruột hoặc khối u. Cụ thể:
- Tiêu chảy do thuốc hay gặp tác dụng phụ của thuốc ARV như Nelfinavir, Ritonavir, Didanosin và Tipranavir. Các thuốc này gây tổn thương hàng rào biểu mô ruột gây tiêu chảy do rò ruột hoặc ảnh hưởng đến việc bài tiết ion chloride gây tiêu chảy do tiết dịch. Thuốc kháng sinh dùng nhiều quá gây loạn khuẩn ruột, vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Clostridium difficile dẫn đến tiêu chảy rất khó điều trị, phải phối hợp kháng sinh mạnh.
- Viêm ruột (bệnh sprue manh tràng gây hội chứng kém hấp thu).
- Khối u, có thể gặp như: Sarcoma Kaposi, u lympho non Hodgkin, carcinoma trực tràng, ung thư tế bào vẩy của trực tràng và hậu môn. Các khối u này gây ra sự thay đổi về giải phẫu và chức năng của ruột non dẫn đến tiêu chảy.
- Bệnh lý bụng ngoại khoa.
Cách tiếp cận bệnh nhân có tiêu chảy HIV như thế nào?
Khi gặp một bệnh nhân tiêu chảy có bệnh lý HIV, bác sĩ điều trị phải có cách tiếp cận hợp lý và đa chiều. Họ phải biết khai thác cặn kẽ bệnh tình cũng như thăm khám tình trạng tiêu chảy hiện tại của bệnh nhân. Bao gồm:
- Tiền sử dùng thuốc.
- Số lượng tế bào CD4.
- Thời gian mắc tiêu chảy (để phân biệt cấp và mạn tính).
- Khai thác tính chất tiêu chảy (để phân biệt giữa viêm đại tràng và viêm ruột). Các bệnh nhân viêm đại tràng thường có cơn co thắt ruột, sốt, có bạch cầu trong phân và số lượng phân thường ít. Viêm ruột thì lại thường đi kèm tiêu chảy phân nước với số lượng lớn, không có bạch cầu trong phân, không có cơn co thắt và cũng thường không sốt.
Khi khai thác bệnh nhân HIV/AIDS bị tiêu chảy, chúng ta cần chú ý các bước hỏi bệnh. Sau đó phân tích kỹ các triệu chứng lâm sàng, tính chất của phân và kết hợp với số lượng CD4 để có cách định hướng nguyên nhân sớm và tương đối chính xác cho bệnh nhân.
Từ đó có phác đồ điều trị nhanh kịp thời phòng ngừa biến chứng nặng có thể xảy ra do điều trị chậm trễ. Trên thực tế chúng ta hầu như chẳng bao giờ tìm ra nguyên nhân chính xác gây tiêu chảy ở bệnh nhân HIV/AIDS. Bởi lẽ vì có quá nhiều nguyên nhân chưa được biết tới, trong khi xét nghiệm thì có hạn. Hơn nữa, giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng các bệnh nhiễm trùng cơ hội thì rất nhiều có thể xuất hiện đồng thời cũng một lúc gây nên bệnh cảnh hết sức phức tạp ''bệnh chồng lên bệnh''.
Tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu?
Tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Câu trả lời là thời gian kéo dài tiêu chảy HIV từ 1 đến vài tháng. Con số giao động này dài hay ngắn tùy theo có kịp thời phát hiện và điều trị đúng nguyên nhân hay không.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp nặng, chưa kịp chữa trị đã tử vong. Một số ca bệnh như thế có thời gian tiêu chảy cũng chỉ vài tuần, nhưng đã không còn cơ hội làm lại từ đầu. Nếu phát hiện và điều trị tiêu chảy HIV tốt, người bệnh sẽ sớm vượt qua và hoàn toàn có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Điều trị tiêu chảy HIV như thế nào?
Chủ yếu điều trị tiêu chảy ở bệnh nhân nhiễm HIV là điều trị triệu chứng, tức là dùng thuốc cầm tiêu chảy, kết hợp với nâng cao thể trang của bệnh nhân càng nhanh càng tốt.
Chúng ta cũng có thể dùng thêm một số thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại ở đường ruột. Tuy nhiên thực tế điều trị bệnh nhân HIV/AIDS ở giai đoạn cuối thì việc dùng nhiều thuốc kháng sinh là không có lợi. Cho nên nhiều bệnh AIDS bị tiêu chảy nặng mặc dù được điều trị ở viện lớn vẫn tử vong.
Cốt lõi ở giai đoạn này phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và liên tục cho bệnh nhân.Chúng ta không nên chú trọng tìm nguyên nhân gây tiêu chảy để điều trị như lý thuyết sách vở. Chỉ cần bệnh nhân qua được giai đoạn này, ăn uống tốt lên kết hợp uống thuốc ARV kịp thời thì mọi chuyện sẽ ổn.
Khi miễn dịch CD4 tăng lên thì tự khắc những căn nguyên tiêu chảy HIV nặng này sẽ được giải quyết. Ghi nhớ rằng đừng vội vàng quá điều trị nguyên nhân mà phải duy trì sự sống cho bệnh nhân trước khi là diệt được một tác nhân nào đó.
Ship thuốc tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Mọi vấn đề về HIV cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Xem thêm:
Thuốc ARV bậc 2 Lopinavir/ritonavir 200mg/50mg Mylan giá bao nhiêu?
Mua thuốc EET Macleods tốt nhất
Acriptega có tem chống giả giá rẻ mua ở đâu?
Mua bán thuốc Acriptega chuẩn bác sĩ ở Bình Định?
Tin rất vui dành cho người nhiễm HIV?
Làm việc dưới trời nắng có ảnh hưởng hiệu quả thuốc ARV?
Thuốc PEP có miễn phí không, ai được phát thuốc PEP không tốn tiền?
Mua bán thuốc Avonza tốt nhất Bình Định?
CD4 thấp thì uống thuốc gì để tăng được nhanh lên?
Bác sĩ Thắng điều trị HIV tốt nhất hiện nay?
Uống thuốc ARV trễ 15 phút có sao không?
Uống thuốc ARV được uống bia rượu hay không?
Tại sao kháng thuốc ARV? Nguyên nhân cơ chế kháng thuốc ARV là gì?
Diễn đàn tư vấn HIV có tốt không vậy?
CD4 là gì, ăn gì để tăng CD4 nhanh nhất?
Phòng khám HIV bác sĩ Thắng uy tín, chất lượng?
Acriptega có tem là gì, giá bao nhiêu?
Quên uống thuốc ARV có sao không?
Tags :
tiêu chảy HIV có đau bụng không tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu tiêu chảy HIV như thế nào điều trị tiêu chảy HIV