7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở phụ nữ cần lưu ý

12/04/2023 0 Bình luận

7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở phụ nữ cần lưu ý gồm: sốt, đau mỏi người, nổi hạch, phát ban, viêm họng, đổ mồ hôi đêm và viêm âm đạo. Nếu xảy ra những triệu chứng kể trên, kết hợp với trước đó có nguy cơ phơi nhiễm HIV, chị em nên đến bệnh viện làm xét nghiệm khẳng định HIV ngay lập tức. Không dựa đơn thuần vào dấu hiệu lâm sàng để nói chắc chắn một người có bị mắc HIV hay là không.

Nội dung:

Nhiễm HIV là gì? Gồm mấy giai đoạn?

Nhiễm HIV là tình trạng một người mang virus HIV tồn tại suốt đời. Nó không thể loại trừ hay đẩy ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp y học hiện nay. Để nói một người bị nhiễm HIV phải có bằng chứng chỉ ra sự tồn tại virus HIV trong cơ thể. Nó được thực hiện bằng xét nghiệm kháng nguyên PCR tải lượng virus HIV-RNA hoặc xét nghiệm kháng thể khẳng định HIV chiến lược 3 Bộ y tế.

Nhiễm HIV có 4 giai đoạn cơ bản gồm:

  • Nhiễm HIV sơ cấp hay còn gọi là tiên phát
  • Nhiễm HIV không triệu chứng
  • Nhiễm HIV có triệu chứng
  • Nhiễm HIV giai đoạn AIDS.

Một số tài liệu chỉ ra rằng giai đoạn có triệu chứng và giai đoạn AIDS quá gần nhau, có thể coi là một. Do đó, một số trường phái trên thế giới cho rằng chỉ cần phân ra làm 3 giai đoạn nhiễm HIV gồm mới nhiễm, không triệu chứng và giai đoạn AIDS.

Phụ nữ hay nam giới dễ bị nhiễm HIV hơn?

Một số thống kê gần đây của CDC Hoa Kỳ và Hiệp hội Truyền nhiễm Châu Âu cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới so với nữ giới tương ứng là 75% và 25%. Trong khi hơn 10 năm về trước, tỷ lệ này là 55% và 45%.

Sở dĩ ngày càng có sự chênh lệch giữa số ca mắc mới HIV là nam so với nữ vì đối tượng nguy cơ lây nhiễm HIV đã chuyển dịch. Người nhiễm HIV chủ yếu hiện nay tập trung vào nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam hay còn gọi là MSM. Những phụ nữ hành nghề mại dâm trước đây là nguyên nhân chính khiến số ca nhiễm HIV ở nữ giới tăng cao nay đã giảm đáng kể. Phần vì họ ý thức hơn trong việc quan hệ tình dục phải dùng bao cao su, phần do tiếp cận thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV dễ dàng và thuận lợi hơn ngày xưa rất nhiều.

Nếu chỉ tính tỷ lệ lây nhiễm theo đường quan hệ tình dục nam nữ, con số này tương đối cân bằng ở 2 giới. Nhưng nếu so với quan hệ đường hậu môn ở nhóm MSM, tần suất dễ bị lây HIV tăng lên gấp 10 lần so với đường âm đạo và gấp khoảng 1000 lần so với quan hệ đường miệng (oral sex).

7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở phụ nữ cần lưu ý là gì?

Nếu không tính đối tượng nữ giới hành nghề mại dâm, phụ nữ trưởng thành bị nhiễm HIV đa phần do bị chồng lây. Một số ít có ''đi ngoài luồng'', quan hệ tình dục không an toàn với người không rõ nguồn gốc. Các nguyên nhân còn lại như tiêm chích ma túy, dẫm đạp kim, lây do thủ thuật y tế như nạo phá thai, nhổ răng, làm đẹp...rất hiếm xảy ra.

7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở phụ nữ cần lưu ý bao gồm:

  • Sốt nhẹ đến vừa, nhiệt độ đo ở hõm nách bằng nhiệt kế dao động từ 37,5 đến 38 độ C. Kéo dài trong vài ngày rồi tự hết.
  • Đau mỏi người vô cớ dù chưa đến ngày hành kinh. Toàn thân tê bại, mỏi rã rời chân tay.
  • Nổi hạch toàn thân, gặp nhiều nhất ở cổ, nách sau đó là ở vị trí bẹn 2 bên.
  • Phát ban, ngứa ngáy râm ran ở chân tay và thân mình.
  • Viêm họng, nuốt vào hơi đau, cảm giác vướng ở vùng cổ.
  • Đổ mồ hôi đêm. Sáng ngủ dậy nhiều khi ướt hết quần áo như vừa mới tắm.
  • Viêm âm đạo và phần phụ. Xuất hiện tiểu buốt, rắt, đau tức hạ vị và có thể kèm ra khí hư.

Những triệu chứng này là điển hình nhất trong số vô vàn các dấu hiệu cảnh báo có thể chị em bị nhiễm HIV. Dẫu vậy nó không dùng để chẩn đoán chắc chắn có hay không đã bị mắc HIV. Đây chỉ là gợi ý tham khảo, muốn khẳng định chuẩn xác cần đi làm xét nghiệm.

Cần làm gì nếu xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV sớm?

Một khi có 7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở phụ nữ cộng với trước đó có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV, bạn cần phải tìm đến phòng xét nghiệm chuyên khoa ngay lập tức. Ở đó sẽ có bác sĩ chuyên tư vấn HIV giúp bạn biết phải xét nghiệm những gì.

Rất nhiều trường hợp chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên các loại bệnh cấp tính khác như nhiễm virus hô hấp cúm hợp bào, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm amidan...Do đó muốn biết chính xác nguyên nhân là gì cần phải thăm khám và thực hiện xét nghiệm máu tại bệnh viện.

Chú ý các chị em không nên tự mua test nhanh HIV về làm vì sai số rất nhiều. Kĩ thuật làm không khó nhưng rất nhiều chị em không biết thực hiện sao cho chuẩn. Hơn nữa đọc kết quả nhiều khi bị nhầm lẫn. Đó là chưa kể đến dù chất lượng que test nhanh có tốt mấy cũng không thể chính xác tuyệt đối như loại hình xét nghiệm máu tĩnh mạch chiến lược 3 Bộ Y tế.

Uống thuốc ARV điều trị HIV khi nào?

Những trường hợp có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc ARV điều trị ngay lập tức. Chúng ta không cần phải chờ kết quả đo tải lượng virus HIV hay xét nghiệm CD4 đánh giá giai đoạn lâm sàng nữa.

Những khuyến cáo mới nhất bây giờ đều thống nhất hễ phát hiện bị nhiễm HIV là chỉ định điều trị ARV càng sớm càng tốt. Thậm chí, Tổ chức y tế Thế giới WHO còn cho phép điều trị HIV bằng thuốc ARV ngay khi có test HIV nhanh dương tính. Điều này giúp tăng cường độ phủ thuốc ARV lên người nhiễm HIV. Từ đó tránh bỏ sót và nâng cao khả năng kiểm soát tình trạng lây lan HIV trong cộng đồng.

Lợi ích của việc uống thuốc ARV sớm?

Ích lợi của việc uống thuốc ARV điều trị HIV sớm là rất nhiều, chẳng hạn:

  • Dễ diệt sạch virus HIV hơn khi chúng chưa kịp sinh sôi quá nhiều
  • Bảo vệ số lượng tế bào miễn dịch CD4 ở mức độ an toàn, giúp phục hồi nhanh chóng loại hàng rào miễn dịch quan trọng này
  • Ngăn ngừa nguy cơ bị AIDS và tử vong do mắc các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội
  • Không phát hiện = Không lây truyền HIV, từ đó hạn chế số ca mắc mới bệnh này trong cộng đồng.
  • Sớm đạt mục tiêu quốc gia kiểm soát HIV 95-95-95 và tiến tới thanh toán hoàn toàn HIV vào năm 2030.

Chính vì nhiều lợi ích to lớn mang lại như thế, việc khuyến cáo sử dụng ARV cho người mắc HIV được đưa ra rất sớm. Thậm chí tất cả những trường hợp ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện làm xét nghiệm khẳng định HIV, vẫn có thể uống thuốc ARV ngay lập tức khi có test nhanh HIV dương.

Uống ARV đến bao giờ thì ngừng lại?

Cho đến nay, thuốc ARV vẫn là phương án tối ưu và duy nhất trong điều trị HIV. Nó giúp kiểm soát loại virus nguy hiểm này khỏi tấn công và gây hại cho người bệnh. Dẫu vậy, ARV cũng chưa thể chữa khỏi hoàn toàn HIV, chính vì thế mà uống ARV sẽ phải duy trì suốt đời.

Kể cả bệnh nhân HIV/AIDS có đạt tải lượng virus HIV-RNA âm tính 10 năm liên tiếp, số lượng CD4 luôn cao trên 1000 tế bào/mm3 đi chăng nữa. Họ vẫn phải tuân thủ điều trị ARV nghiêm ngặt. Nếu dừng lại, HIV sẽ tái hoạt động sao chép và người nhiễm HIV vẫn có thể chết vì AIDS như chưa từng điều trị ARV bao giờ.

Tại sao không thể chữa khỏi hoàn toàn HIV?

Có rất nhiều phương án, giải pháp được nghiên cứu và đưa ra nhằm thay thế vai trò của thuốc ARV trong việc chữa khỏi hoàn toàn HIV. Nhưng rồi tất cả đó bị đều thất bại hoặc chưa thể triển khai trong thực tiễn cuộc sống. Đó là do virus HIV có khả năng cài mã di truyền vào trong chuỗi DNA của người bệnh. Nó được ví như ''thể ngủ đông'' không thể đánh thức. Thuốc ARV cũng chỉ diệt được phần ngọn, còn gốc rễ của HIV chưa thể loại trừ hoàn toàn.

Những thông tin cập nhật mới nhất về HIV từ hội nghị CROI 2023?

CROI (Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections) là hội thảo thường niên về HIV và bệnh lý nhiễm trùng cơ hội, năm nay được tổ chức tại thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington Hoa Kỳ. Hội nghị CROI 2023 có một số thông tin mới rất đáng quan tâm như sau:

  • Một năm chỉ cần dùng thuốc kháng virus HIV 2 lần. Đó là cách phối hợp giữa Lenacapavir và kháng thể trung hòa phổ rộng, có khả năng ức chế HIV rất lâu, lên tới 6 tháng mà không cần dùng ARV hàng ngày.
  • Thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV dạng viên đặt, nhét hậu môn hoặc âm đạo. Thuốc kết hợp 2 thành phần Elvitegravir và Tenofovir Alafenamid, có thể áp dụng trong cả điều trị PEP và Prep.
  • Thuốc tiêm Cabotegravir 1 năm dùng 4 lần có hiệu quả ngang ngừa với thuốc Prep dùng hàng ngày.
  • Thiết bị cấy ghép chứa Islatravir có thể thay thế biện pháp điều trị Prep rất hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Nói tóm lại, 7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở phụ nữ cần lưu ý gồm: sốt, đau mỏi người, nổi hạch, phát ban, viêm họng, đổ mồ hôi đêm và viêm âm đạo. Nếu xảy ra những triệu chứng kể trên, kết hợp với trước đó có nguy cơ phơi nhiễm HIV, chị em nên đến bệnh viện làm xét nghiệm khẳng định HIV ngay lập tức. Không dựa đơn thuần vào dấu hiệu lâm sàng để nói chắc chắn một người có bị mắc HIV hay là không.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Giá thuốc chống phơi nhiễm HIV bao nhiêu tiền?

Mua thuốc PEP ở Hà Nội chuẩn phải làm thế nào?

5 thông tin mới nhất về điều trị HIV từ hội nghị CROI 2023?

Ở đâu có chuyên gia tư vấn HIV giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc?

Mua thuốc ARV online ở đâu uy tín chính hãng?

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu Hà Nội và TPHCM chuẩn?

Mua thuốc PEP chuẩn nhất Việt Nam hiện nay?

Điều trị ARV/HIV rẻ uy tín chất lượng ở đâu tốt nhất?

Nhiễm HIV bao lâu thì bị sụt cân?

Thuốc PEP là gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?

Người nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào?

Người nhiễm HIV có béo được không?

Bác sĩ chia sẻ cách ăn gì để tăng CD4 hiệu quả?

Tiêm vắc xin phòng HIV ở đâu?

Thuốc ARV giá bao nhiêu? 5 yếu tố cấu thành giá thuốc ARV?

Điều trị ARV sớm mang lại những lợi ích gì?

Tags :

7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở phụ nữ

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: