Người nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào?

03/04/2023 0 Bình luận

Người nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào được trả lời là cơ bản như người bình thường. Họ cần ăn uống đa dạng thực phẩm, đủ dưỡng chất, chia làm nhiều bữa. Khuyến cáo ăn uống theo khẩu vị để đảm bảo ngon miệng như nên kết hợp hài hòa các nhóm thực phẩm chứa đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân HIV/AIDS không nên sử dụng nhiều bia rượu, hạn chế ăn quá nhiều đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ.

Nội dung:

Ai được coi là người nhiễm HIV?

Một người được xác định chắc chắn bị nhiễm HIV khi có xét nghiệm chẩn đoán HIV chiến lược 3 dương tính. Đây là loại xét nghiệm máu tĩnh mạch, chạy bằng 3 phương pháp dựa trên nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Kết quả của loại xét nghiệm này có thể đánh giá tình trạng mắc HIV của một người chính xác gần như tuyệt đối 100%.

Cần chú ý xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 có thể cho kết quả không đúng nếu người có nguy cơ phơi nhiễm HIV còn ở trong giai đoạn cửa sổ 3 tháng. Đây là khoảng thời gian tính từ lúc có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV đến lúc cơ thể người nhiễm HIV sinh kháng thể kháng HIV đầy đủ. Bởi vậy, muốn đánh giá một ai đó có mắc HIV hay không, phải làm sau 3 tháng kể từ khi có nguy cơ lây nhiễm HIV từ người khác.

Người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc gì?

HIV là một loại virus gây bệnh mạn tính, tiến triển lâu dài và có thể gây tử vong ở người nhiễm bệnh. Loại virus này gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân nhiễm HIV sẽ rơi vào giai đoạn AIDS và chết vì các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội.

Thuốc được dùng cho người nhiễm HIV được gọi là thuốc ARV. Đây là từ viết tắt của tiếng Anh: Antiretroviral có nghĩa là kháng virus sao chép ngược. Thuốc ARV có thể làm sai lệch thông tin di truyền khi HIV tạo bản copy từ những chuỗi ARN thông tin. Từ đó, thuốc ARV ngăn chặn sự hình thành bản sao hoàn chỉnh của HIV, khiến chúng không thể tồn tại dưới dạng hoạt động trong cơ thể bệnh nhân.

Dẫu vậy, HIV đã nhanh chóng cài cắm một bản mã di truyền nhỏ trong chuỗi DNA của tế bào vật chủ. Đó là nơi thuốc ARV không thể tiếp cận và tiêu diệt hoàn toàn. Chính cách thức ''ngủ đông'' này của HIV khiến cho chưa có loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn HIV, kể cả thuốc ARV. Chính điều này khiến cho việc uống thuốc ARV bắt buộc phải được tuân thủ suốt đời.

Người nhiễm HIV sống được bao lâu?

Người nhiễm HIV có thể sống rất lâu, tuổi thọ kéo dài giống như người bình thường nếu được chăm sóc và điều trị tốt. Nên nhớ rằng, HIV chỉ là bệnh mạn tính, thuốc ARV hoàn toàn có thể kiểm soát HIV dù cho không tiêu diệt được hết loại virus này.

Thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ cho thấy, càng ngày người nhiễm HIV càng sống được lâu hơn so với trước đây. Nếu như những năm 90 của thế kỷ trước, người nhiễm HIV thường chỉ sống được vài năm kể từ khi phát hiện bệnh. Thì ngày nay, họ hoàn toàn có thể sống thêm 30 năm, thậm chí là 50 năm dù cho phát hiện bệnh ở giai đoạn nào đi chăng nữa.

Bí quyết kéo dài tuổi thọ của người nhiễm HIV?

Để có thể kéo dài được thời gian sống khi đã nhiễm HIV, bệnh nhân cần tuân thủ nhiều yếu tố. Nhưng trên hết và trước hết vẫn phải là uống thuốc ARV đầy đủ. Bên cạnh đó còn rất nhiều bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ người nhiễm HIV, cụ thể bao gồm:

  • Tuân thủ điều trị ARV chặt chẽ theo phác đồ
  • Ăn uống đa dạng thực phẩm, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế rượu bia, thuốc lá
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ
  • Không thức quá khuya, tránh căng thẳng stress
  • Tái khám và làm xét nghiệm kiểm tra máu định kỳ thường xuyên
  • Duy trì tinh thần lạc quan, yêu đời và tiếp cận những thông tin điều trị HIV mới nhất do các bác sĩ chuyên khoa trao đổi.

Vai trò của dinh dưỡng trong nâng cao sức khỏe bệnh nhân HIV/AIDS?

Trong bất kỳ một cơ thể con người dù khỏe mạnh hay đang bệnh tật, dinh dưỡng luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để nâng cao sức khỏe. Vai trò của dinh dưỡng không bị gói gọn trong bất kể một bệnh lý thuộc một chuyên khoa nào. Yếu tố cần thiết của dinh dưỡng phủ rộng khắp toàn bộ các vấn đề từ chấn thương, bệnh ngoại khoa đến nội khoa như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, gan thận hay HIV/AIDS.

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng đầy đủ sẽ góp phần tạo nên cơ thể khỏe mạnh. Với bệnh nhân HIV/AIDS, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp xây dượng được rất nhiều điểm lợi ích như sau:

  • Protein góp phần hình thành cấu trúc tế bào, thúc đẩy sản sinh CD4, tăng cường tiêu hóa nhờ tham gia cấu tạo nên hệ men tiêu hóa như enzym lipase, pepsin, trypsin, amylase...
  • Glucid giúp tăng cường chuyển hóa, tạo năng lượng nhanh
  • Lipid mô đệm, mô mỡ giúp bảo vệ cơ thể khỏi sang chấn bên ngoài. Hơn nữa, nó cực kỳ cần thiết trong việc tăng cường hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K...
  • Các vitamin B9, B12, acid folic và khoáng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch, thúc đẩy chuyển hóa, phòng ngừa hình thành khối u, bổ nội tạng, ngăn ngừa thiếu máu...

Tổng hợp các dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, xây dựng khối cơ, làn da trẻ đẹp. Từ đó giúp bệnh nhân HIV/AIDS tăng cường hoạt động thể chất lẫn tinh thần. Người nhiễm HIV không chỉ khỏe về cơ bắp, thể lực mà bên cạnh đó còn là tâm lý sảng khoái, tự tin và yêu đời.

Bị nhiễm HIV nên ăn gì?

Để có được sức khỏe tốt, người nhiễm HIV nên ăn đa dạng thực phẩm, thuộc nhiều nhóm dưỡng chất khác nhau. Cụ thể, bệnh nhân HIV/AIDS cần ăn:

  • Nhóm đạm động vật có: thịt gà, thịt bò, cá, vịt, hải sản
  • Nhóm đạm thực vật có: đậu nành, đậu lăng, mì căn, hạt gai dầu, nấm đùi gà
  • Nhóm lipid nên ăn dầu thực vật: như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu phộng
  • Nhóm carbohydrate: gạo, lúa mì, ngô, khoai, sắn
  • Vitamin và khoáng chất: rau củ quả tươi, ngũ cốc, sữa tươi...

Tùy theo cơ địa mà người nhiễm HIV chọn loại thực phẩm phù hợp với bản thân. Không quá lạm dụng hoặc sử dụng thiên về một nhóm thực phẩm nào quá nhiều. Một vài trường hợp dị ứng thức ăn có thể thay đổi sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái, ăn ngon miệng và dễ tiêu. 

Người nhiễm HIV cần tránh những đồ ăn thức uống như thế nào?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm đa dạng giúp tăng cường sức khỏe cho người nhiễm HIV, đối tượng này cần tránh những đồ ăn thức uống như:

  • Tuyệt đối không sử dụng nhiều bia rượu, đặc biệt vào thời điểm gần giờ uống thuốc ARV.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, ớt, hạt tiêu
  • Giảm ăn mặn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Tránh ăn thực phẩm quá nhiều chất xơ, chất kết dính như măng, trái hồng ngâm...
  • Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, nước uống có gas nhất là vào buổi tối

Thời gian ăn uống của người nhiễm HIV tốt nhất là giờ nào?

Người nhiễm HIV nên ăn uống đa dạng không chỉ về thực phẩm, loại đồ ăn thức uống mà còn là giờ dùng bữa. Họ có thể ăn giống như người bình thường vào các khung giờ chính là buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Bên cạnh đó, những mốc thời gian như xế chiều, có thể ăn nhẹ hoa quả, trái cây hoặc một chút bánh ngọt.

Tùy theo công việc, thời gian biểu sinh hoạt mà bệnh nhân HIV có nhiều thời điểm ăn uống khác nhau. Chúng ta không cố định máy móc thời gian chung cho tất cả bệnh nhân. Quan trọng là phù hợp với nhịp sinh học và công việc của người bệnh là được.

Ăn chay giúp người nhiễm HIV sống lâu có đúng không?

Một số thông tin tại đất nước Ấn Độ có đề cập việc ăn chay giúp người nhiễm HIV sống lâu hơn, tuy độ chính xác chưa được kiểm chứng. Điều cốt lõi cần nhấn mạnh ở đây vẫn là phải ăn uống đủ dưỡng chất, uống thuốc ARV đúng giờ và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Nếu kết hợp được các yếu tố này lại với nhau hài hòa, chắc chắn bệnh nhân HIV/AIDS sẽ sống được rất lâu nữa.

Thức ăn ảnh hưởng ra sao tới thuốc ARV điều trị HIV?

Thức ăn có ảnh hưởng tới từng loại hoạt chất ARV riêng lẻ nhất định. Ví dụ như thuốc Tenofovir cần ăn no mới uống sẽ giúp hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, Efavirenz lại được khuyến cáo uống xa bữa ăn, vì thức ăn có thể làm tăng nồng độ Efavirenz trong máu, từ đó làm gia tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ do loại hoạt chất này gây ra.

Đa phần, các thuốc ARV hiện nay đều có thể uống trước hoặc sau ăn. Do đó, việc thức ăn có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc ARV là không đáng lo ngại.

Người bệnh HIV có nên ăn nhiều bữa hay không?

Người bệnh HIV tốt nhất là nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa không nên ăn quá no. Đặc biệt cần tăng ăn đồ bổ dưỡng vào ban ngày, hạn chế những chất kích thích, đường, đạm và chất béo về ban đêm.

Một ngày, người nhiễm HIV có thể ăn từ 3 đến 4 bữa với người trưởng thành. Với trẻ em hoặc người già có thể tăng lên thành 5 đến 6 bữa, thậm chí là 7 hoặc 8 bữa một ngày. Việc ăn nhiều bữa này sẽ giúp hấp thu dinh dưỡng, vitamin và các chất bổ tốt hơn. 

Nói tóm lại, câu hỏi người nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào được trả lời là cơ bản như người bình thường. Họ cần ăn uống đa dạng thực phẩm, đủ dưỡng chất, chia làm nhiều bữa. Khuyến cáo ăn uống theo khẩu vị để đảm bảo ngon miệng như nên kết hợp hài hòa các nhóm thực phẩm chứa đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân HIV/AIDS không nên sử dụng nhiều bia rượu, hạn chế ăn quá nhiều đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Giá thuốc chống phơi nhiễm HIV bao nhiêu tiền?

Dấu hiệu hồi hộp đánh trống ngực khi mới nhiễm HIV như thế nào?

Acriptega giá bao nhiêu không phải ai cũng biết

Ở đâu có chuyên gia tư vấn HIV giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc?

Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm HIV trong 28 ngày?

Diễn biến tâm lý người bệnh nhiễm HIV như thế nào?

Độ tuổi lây nhiễm HIV chủ yếu hiện nay là bao nhiêu?

Uống thuốc phơi nhiễm có quan hệ được không?

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu? Điểm bán PEP, Prep uy tín nhất?

Thuốc PEP là gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?

20 dấu hiệu nhận biết sớm bị nhiễm HIV là gì?

Dấu hiệu đầy bụng chán ăn khi mới nhiễm HIV như thế nào?

Bác sĩ chia sẻ cách ăn gì để tăng CD4 hiệu quả?

Trót quan hệ với người lạ sau bao lâu biết mình bị nhiễm HIV?

Thuốc ARV giá bao nhiêu? 5 yếu tố cấu thành giá thuốc ARV?

Thuốc ARV tốt nhất phải có những yếu tố nào? Nên mua ở đâu?

Tags :

chế độ ăn uống người nhiễm HIV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: