Uống máu người nhiễm HIV có bị lây HIV không?

23/12/2022 0 Bình luận

Uống máu người nhiễm HIV có bị lây HIV không? Mặc dù thực tế chuyện này hiếm khi xảy ra, nhưng về lý thuyết có thể bị nhiễm HIV ở trường hợp này. Đó là khi lượng máu đủ nhiều, virus HIV tiếp xúc đủ lâu với niêm mạc đường tiêu hóa.

HIV lây qua những đường nào?

Chúng ta đã biết HIV lây qua 3 con đường chính là:

  • Lây qua máu bắn vào vết thương hở, niêm mạc không được bảo vệ, hoặc truyền máu.
  • Quan hệ tình dục không an toàn đang trở thành đường lây HIV phổ biến nhất toàn cầu.
  • Mẹ nhiễm HIV truyền sang con.

Thế tại sao HIV không lây qua ôm hôn, tiếp xúc trực tiếp như ngủ chung, ngồi cạnh nhau thậm chí là bắt tay. Ăn uống chung bát đĩa, uống chung cốc nước cũng không lây HIV. Muỗi đốt có dính máu mà cũng không thể làm lây HIV.

Nguyên nhân chính là do phải có đủ 2 yếu tố đồng thời xảy ra: nguồn lây và đường lây.

Nếu chỉ có đường lây kể trên mà không có vi rút HIV thì lây làm sao được. Nhưng cũng không phải người nhiễm HIV là đều có đủ yếu tố để lây HIV. Bệnh nhân HIV/AIDS uống thuốc tuân thủ điều trị ARV sẽ không lây HIV cho người khác.

Đường lây HIV chủ yếu là quan hệ tình dục có phải không?

Chính xác là trong khoảng chục năm trở lại đây, HIV lây chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn. Nếu như ngày xưa, cách đây vài ba chục năm, HIV lây nhiều ở đối tượng tiêm chích ma túy. Thì ngày nay, con đường lây HIV qua máu không còn phổ biến nữa.

Đặc biệt, tỉ lệ lây HIV cao nhất là ở nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam hay còn gọi là MSM. Thậm chí, nhiều người vẫn còn lầm tưởng Oral sex là an toàn và không thể bị lây HIV. Điều này là không đúng và đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng.

Thế còn, uống máu người nhiễm HIV có bị lây HIV không sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo.

Lượng máu đủ để lây truyền HIV?

Vấn đề còn liên quan đến nồng độ virus trong máu là bao nhiêu nữa. Ví dụ có người không điều trị HIV bằng thuốc ARV thì nồng độ virus sẽ rất cao, nhưng có người uống ARV đầy đủ thì có thể là âm tính. Khi ấy K = K có nghĩa là không lây HIV nữa, thì cho dù có bao nhiêu máu cũng không đáng quan ngại.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tính ở người không điều trị HIV hoặc điều trị ARV không tuân thủ đầy đủ, con số lượng máu đủ để lây nhiễm HIV sẽ là bao nhiêu. Nhiều tác giả đồng quan điểm đó là 6mm. Với người không uống thuốc ARV thường có tới 500.000copies/ml thậm chí là hơn. Như vậy 6 mm máu sẽ chứa khoảng hàng triệu bản sao con virus HIV.

Nói chung đây là con số của các nhà khoa học đưa ra trong thí nghiệm, còn thực tế lại phải tùy thuốc tình huống vết máu, vết xước, mức độ xâm nhập máu, vị trí máu tiếp xúc. Quan trọng nhất vẫn là nồng độ virus HIV của người nhiễm HIV là bao nhiêu.

Uống máu người nhiễm HIV có bị lây HIV không?

Uống máu người nhiễm HIV có bị lây HIV khi lượng máu người uống vào có nồng độ virus HIV rất cao. Đồng thời, máu đó phải tiếp xúc với niêm mạc đường tiêu hóa đủ lâu. Nếu nó trôi đi nhanh hoặc bị nước lọc uống vào rửa sạch sẽ không còn nguy cơ lây HIV. Bởi đến dạ dày, với môi trường axit khắc nghiệt, HIV không thể tồn tại.

Vấn đề thực tế chưa được nghiên cứu đầy đủ và không có bằng chứng khoa học xác thực. Chỉ có thể trả lời dựa vào kiến thức sinh vật học sao chép của virus HIV và đường lây của chúng mà thôi. Tức là uống máu người nhiễm HIV vẫn có thể bị lây HIV về mặt lý thuyết. Còn tỷ lệ lây HIV do uống máu người nhiễm HIV thì không ai có thể biết chính xác là bao nhiêu. Song điều này là rất hiếm kể cả về khả năng xảy ra thực tế lẫn tỷ lệ lây nhiễm HIV.

Làm gì nếu có nguy cơ lây nhiễm HIV?

Khi có nguy cơ lây nhiễm HIV dù cao hay thấp chúng ta đều phải hành động nhanh chóng và chính xác. Không có nhiều thời gian để do dự hay ngập ngừng. Quyết định phải đưa ra thật nhanh là đi mua thuốc PEP về uống cho kịp 72 giờ.

Sau thời gian uống thuốc PEP rồi, chúng ta có thể thư thái đi làm xét nghiệm tìm các bệnh lý khác. Chẳng hạn như đánh giá nguy cơ có bị nhiễm lậu, hạ cam, sùi mào gà, giang mai hay không...

Tóm lại, uống máu người nhiễm HIV có bị lây HIV không được trả lời về mặt lý thuyết là có. Mặc dù chuyện này hiếm khi xảy ra ở thực tế đời sống, song vẫn thuộc nhóm có nguy cơ phơi nhiễm HIV. Tỷ lệ lây HIV do uống máu người nhiễm HIV là rất thấp nhưng nếu có xảy ra cần mua thuốc PEP để uống cho kịp 72 giờ.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về HIV cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Mua thuốc Eltvir tốt nhất

Thuốc ARV bậc 2 Lopinavir/ritonavir 200mg/50mg Mylan giá bao nhiêu?

Nhiễm HIV không điều trị sống được bao lâu?

Uống ARV bao lâu thì K=K?

Acriptega có tem chống giả giá rẻ mua ở đâu?

Phác đồ điều trị PEP mới nhất hiện nay là gì?

Mua bán thuốc Acriptega chuẩn bác sĩ ở Sơn La?

Hiệu quả của PEP ở Việt Nam như thế nào?

Cách dùng Acriptega như thế nào tốt nhất?

Thuốc PEP có miễn phí không, ai được phát thuốc PEP không tốn tiền?

Mua bán thuốc Avonza tốt nhất Hải Dương?

Mua thuốc ARV mạnh và tốt nhất hiện nay ở đâu?

HIV có lây qua nước bọt không?

Người nhiễm HIV sống lâu nhất ở Việt Nam là ai?

Có nên dùng thuốc phơi nhiễm Acriptega không?

Quan hệ với người HIV bao lâu sau thì bị lây nhiễm HIV?

Tỷ lệ lây HIV từ nam sang nữ là bao nhiêu?

Làm gì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV?

Phòng khám HIV bác sĩ Thắng uy tín, chất lượng?

Acriptega có tem là gì, giá bao nhiêu?

Quên uống thuốc ARV có sao không

Tags :

uống máu người nhiễm HIV có bị lây HIV không

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: