-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Hiểu biết đầy đủ về dự phòng phơi nhiễm HIV
01/11/2019
0 Bình luận
Hiểu biết đầy đủ về dự phòng phơi nhiễm HIV là nắm rõ những khái niệm, chỉ định và áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Nhờ vậy mà bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV từ người khác.
Phơi nhiễm HIV là gì?
Phơi nhiễm HIV một khái niệm chỉ các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV như:
- quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm HIV,
- quan hệ tình dục không an toàn (kể cả oral sex như thổi kèn, vét máng, lắp vành...) với những người có nguy cơ cao nhiễm HIV như gái mại dâm, gái mát xa bất kể có biết tình trạng người đó nhiễm HIV hay không,
- máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV bắn vào da bị tổn thương hoặc niêm mạc người lành,
- bị kim tiêm đâm,
- bị những tình huống hi hữu như có kẻ lạ đâm vật sắc nhọn vào người, có kẻ dùng dao rạch vào đùi, vào người mà không rõ nguồn gốc,
- dẫm đạp kim tiêm,
- cắt tóc cạo râu,
- làm móng (nails) bị chảy máu, tay bị tổn thương, xước da,
- chín mé mà cho vào âm đạo phụ nữ hoặc tiếp xúc trực tiếp tinh dịch của người đã nhiễm HIV...
Trong thực tế cuộc sống có vô vàn tình huống có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV. Về nguyên tắc, các bạn chỉ cần nhớ là có nguồn lây và đường lây HIV thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Dự phòng phơi nhiễm HIV là gì?
Dự phòng phơi nhiễm HIV là cách thức chúng ta sử dụng các phương pháp, hành động, hành vi nhằm mục đích không bị lây HIV từ nguồn lây nhiễm HIV.
Như vậy dự phòng phơi nhiễm HIV là khái niệm chỉ dành cho người chưa nhiễm HIV, còn người đã nhiễm HIV chính là nguồn lây HIV.
Các dụng cụ dính máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV/AIDS như bông băng, kim tiêm, dao cạo râu, đồ dùng cá nhân, quần áo, đồ cắt móng tay, băng vệ sinh, bao cao su, chăn màn, quần áo...thực chất chỉ là phương tiện trung gian giúp lây truyền HIV. Còn nếu hành vi quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm HIV thì sẽ giúp lây HIV trực tiếp với tỉ lệ lây cao hơn là lây gián tiếp qua các vật trung gian kể trên.
Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là gì?
Là hình thức uống thuốc ARV nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV từ người HIV/AIDS sang người lành trong một khoảng thời gian nhất định.
Có 2 hình thức điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là trước khi hoặc sau khi có hành vi có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV. Hay nói cách khác là uống thuốc ARV chủ động hoặc thụ động sau khi xảy ra tình huống có thể khiến một người bị lây HIV đó là PREP và PEP.
Phương thức lây truyền HIV
Nghiên cứu cho thấy HIV chỉ lây qua 3 con đường sau:
Lây truyền qua đường máu:
- Máu toàn phần, hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, huyết tương...đều có chứa vi rút HIV. Vì thế có thể bị nhiễm HIV qua tiêm, truyền máu hay các sản phẩm của máu đã nhiễm mầm bệnh.
- Tiêm chích ma túy không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng, tiến hành thủ thuật, phẫu thuật, hoặc sử dụng các dụng cụ xuyên chích qua da có HIV.
- Cấy ghép cơ quan, tổ chức hoặc cho tinh dịch không sàng lọc HIV cũng dẫn tới có thể lây nhiễm HIV.
Lây truyền qua đường tình dục:
Đây là đường lây chủ yếu trên thế giới. HIV có nhiều trong tinh dịch nhất là khi có viêm nhiễm niệu đạo và viêm mào tinh hoàn, HIV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo và tử cung. Do vậy, HIV có thể lây truyền HIV 2 chiều từ nam sang nữ và ngược lại. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh nguy cơ lây nhiễm HIV từ nam sang nữ cao gấp 10 lần từ nữ sang nam do các yếu tố về sinh lý và giải phẫu khác nhau của cơ quan sinh dục.
Nguy cơ lây nhiễm HIV cũng tăng cao hơn ở những người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs) và khi quan hệ tình dục qua hậu môn. Lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục bằng miệng tỉ lệ thấp những cũng đã được báo cáo.
Lây truyền HIV mẹ - con:
Tuy số lượng trường hợp lây truyền HIV mẹ con so với 2 hình thức lây nhiễm HIV ở trên là không cao, nhưng đây là nỗi đau lớn nhất của những người không may bị HIV/AIDS và số phận những đứa trẻ sinh ra mà chẳng may bị nhiễm HIV từ nhỏ thực sự là khó diễn tả. Lây truyền HIV mẹ - con gồm có 3 giai đoạn là trong qua trình mang thai, trong quá trình chuyển dạ và sau khi sinh nuôi con bằng sữa mẹ.
Các kiểu phơi nhiễm HIV?
Phơi nhiễm HIV là sự tiếp xúc không an toàn với máu hoặc các dịch của cơ thể người bệnh HIV/AIDS mà tại đó có đủ lượng virus HIV có khả năng làm lây nhiễm.
Tức là, nếu một ai đó lo sợ có khả năng bị lây nhiễm HIV thì phải xem xét có đầy đủ đồng thời 2 yếu tố sau hay không:
- Tiếp xúc không an toàn: tức là mầm bệnh HIV kia phải được tiếp xúc với da bị trầy xước, bị tổn thương, hoặc với niêm mạc mắt, mũi, hoặc niêm mạc đường sinh dục, hậu môn...
- Máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV phải có đủ khả năng để lây, ví dụ một người nhiễm HIV rồi mà họ đang tuân thủ uống thuốc ARV, tải lượng virus HIV dưới ngưỡng phát hiện hay còn gọi là âm tính thì không lây theo thông điệp Không phát hiện = Không lây truyền HIV.
Phơi nhiễm không lây nhiễm:
Da chưa xây sát mà có thể nhìn thấy bị nhiễm máu và chất dịch cơ thể.
Phơi nhiễm nghi ngờ lây nhiễm:
- Vết thương trong da (nông) do kim được xem là không bị nhiễm máu hoặc chất dịch có thể đâm phải.
- Vết thương ngoài da không nhìn thấy chảy máu gây ra do dụng cụ được coi là không bị nhiễm máu và chất dịch cơ thể.
- Vết thương da lành (nhưng không mới) và tổn thương da phơi nhiễm với chất dịch khác của cơ thể không phải là máu và không có vết của máu. Ví dụ nước tiểu.
Phơi nhiễm có khả năng lây nhiễm:
Là các phơi nhiễm cần chăm sóc và theo dõi liên tục:
- Vết thương trong da gây ra do kim bị nhiễm máu hoặc dịch cơ thể.
- Vết thương không chảy máu gây ra do dụng cụ bị nhiễm máu hoặc dịch cơ thể.
- Vết thương chưa lành (nhưng không mới) tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
- Niêm mạc hoặc màng tiếp hợp tiếp xúc với nhau.
Phơi nhiễm gây lây nhiễm HIV:
- Vết thương xuyên qua da do kim bị nhiễm với máu hoặc chất dịch cơ thể.
- Tiêm chích máu và chất dịch nhưng mức độ phơi nhiễm trầm trọng.
- Các vết thương bị cào nát hoặc vết thương bị chảy máu sinh ra do dụng cụ bị nhiễm rõ rệt với máu hoặc chất dịch cơ thể.
- Bất kỳ một sự tiêm chích trực tiếp với HIV, tổ chức hoặc vật liệu có chứa HIV (là các tai nạn trong phòng thí nghiệm).
Phơi nhiễm HIV trầm trọng:
- Truyền máu.
- Tiêm một lượng lớn máu hoặc dịch cơ thể (> 1ml).
- Phơi nhiễm với mẫu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có một số lượng lớn virus HIV.
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV
1. Dự phòng lây truyền HIV qua đường máu
Phòng ngừa tổn thương qua da:
- Đảm bảo xử lý kim an toàn trong khi chăm sóc người bệnh: đầu kim hay vật sắc nhọn phải đặt xa cơ thể, thận trọng hoặc tránh đưa các dụng cụ vật sắc nhọn bằng tay; thải bỏ kim tiêm ngay sau khi sử dụng vào thùng đảm bảo tiêu chuẩn, loại bỏ đầu kim bằng máy hủy kim tiêm.
- Trong khi mổ: sử dụng cặp kim để khâu, tránh thử cảm giác mũi kim bằng ngón tay, có thể mang 2 găng tay vì găng trong ít bị thủng hơn găng ngoài từ 55- 84%.
- Xử lý các vật sắc nhọn.
Phòng ngừa lây truyền HIV qua truyền máu, các chế phẩm máu, qua ghép tạng:
- Phải sàng lọc, loại trừ chắc chắn nhiễm HIV trong máu, các chế phẩm máu, các tạng trước khi sử dụng.
Phòng ngừa lây truyền HIV qua tiêm chích ma túy:
- Các yếu tố làm lây truyền HIV qua tiêm chích ma túy: thiếu tiếp cận với bơm kim tiêm sạch, sử dụng các bơm kim tiêm đã dùng rồi để chích ma túy. Thiếu tiếp cận với dịch vụ điều trị nghiện ma túy hiệu quả. Thiếu hiểu biết thông tin về các đường lây truyền HIV.
- Giảm lây truyền HIV như thế nào:
+ Phát hiện ra việc sử dụng ma túy, khuyến cáo xét nghiệm HIV cho người nghiện ma túy.
+ Giáo dục kiến thức cho người nghiện ma túy về nguy cơ lây nhiễm HIV, cung cấp thông tin, bơm kim tiêm sạch cho người nghiện ma túy, sử dụng kim tiêm một lần, không sử dụng kim tiêm đã qua sử dụng.
2. Dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục:
- Lây truyền HIV tăng khi:
+ Quan hệ tình dục đúng lúc đang chu kỳ kinh nguyệt.
+ Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục - đặc biệt có loét sinh dục.
+ Tình dục thô bạo hoặc tình dục ''khô''.
+ Thụt rửa ở nữ sau quan hệ tình dục.
+ Sử dụng hóa chất diệt tinh trùng (Nonoxynol-9, N-9).
- Lây truyền HIV giảm khi:
+ Sử dụng bao cao su.
+ Tình dục không xâm nhập.
+ Cắt bao quy đầu ở nam.
+ Các chất bôi trơn: Sử dụng khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Chỉ sử dụng dầu bôi trơn gốc nước. Dầu bôi trơn gốc dầu có thể làm rách bao cao su (vaseline, dầu ăn, kem bôi da).
- Bên cạnh đó, chúng ta có thể làm giảm lây truyền HIV qua đường tình dục bằng các cách sau:
+ Khai thác tiền sử HIV, tiền sử tình dục của bạn tình (hỏi chi tiết về hành vi tình dục: số lượng và loại bạn tình, kiểu quan hệ tình dục, tình dục đồng giới, sử dụng bao cao su và dầu bôi trơn).
+ Cung cấp thông tin cho bệnh nhân.
+ Cung cấp bao cao su và dầu bôi trơn.
+ Chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Khuyên bệnh nhân nói thực về tình trạng nhiễm HIV của họ và đưa đi làm xét nghiệm.
+ Điều trị là một phần quan trong của dự phòng: uống thuốc ARV đầy đủ, không phát hiện virus HIV = không lây nhiễm HIV.
3. Dự phòng lây truyền HIV mẹ sang con:
- Điều trị trước sinh: uống thuốc ARV.
- Không nuôi con bằng sữa mẹ.
- Tư vấn những hành vi có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho thai nhi.
Dự phòng sau phơi nhiễm HIV
1. Dự phòng sau phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp:
Quy trình xử lý bao gồm:
+ Xử lý vết thương tại chỗ.
+ Báo cáo cho người phụ trách và làm biên bản.
+ Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm HIV theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.
+ Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
+ Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.
+ Tư vấn cho người bị phơi nhiễm HIV.
+ Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.
2. Dự phòng phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp:
Phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp là những trường hợp phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể có khả năng làm lây nhiễm HIV không liên quan đến nghề nghiệp ví dụ như đi mát xa, quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm, oral sex với nhân viên mát xa gội đầu, bị cưỡng dâm, hiếp dâm, bị kẻ lạ tấn công, giúp đỡ vụ tai nạn giao thông nhưng bị máu bắn lên người...
Các tình huống phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp:
- Phơi nhiễm tình dục: quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị rách- vỡ, bị hiếp dâm, cưỡng dâm...
- Sử dụng chung kim tiêm với người nghiện chích ma túy.
- Vết thương do kim đâm phải hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu công cộng và có dính máu.
- Vết thương do người nghi nghiễm HIV cắn gây chảy máu.
- Làm nail, cắt móng tay, dùng chung dụng cụ làm đẹp với người khác có gây chảy máu.
- Phẫu thuật thẩm mỹ, nhổ răng, các thủ thuật gây xâm lấn...
Thực tế ở Mexico đã có 2 người phụ nữ bị lây HIV do đi làm đẹp bằng phương pháp lăn kim hay còn gọi là phương pháp làm đẹp ''ma cà rồng''.
Các yếu tố cần đánh giá đối với người có khả năng bị phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp:
+ Tình trạng nhiễm HIV.
+ Phạm vi, tần suất và thời gian có nguy cơ lây nhiễm HIV.
+ Tư vấn trước xét nghiệm HIV.
+ Tiến hành xét nghiệm HIV và thử thai nếu cần.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV:
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp bằng ARV tương tự như dự phòng sau phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp, bắt đầu sử dụng thuốc ARV càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm và kéo dài 28 ngày. Các thuốc có thể dùng trong điều trị PEP này là Acriptega, Trustiva, Relvir, Trioday, TLE M152, E.E.T của Macleods, Eltvir, Viropil, Naivex, Tafero em, Tavin em, Aluvia, Lopinavir + Ritonavir, Trioday, Avonza, Spegra....
Phác đồ cụ thể và hướng dẫn chi tiết xin mời liên hệ trực tiếp đến bác sỹ Thắng 0988778115 để được uống thuốc ARV đúng nhất, kịp thời nhất, mang lại hiệu quả điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV cao nhất.
Nói tóm lại, hiểu biết đầy đủ về dự phòng phơi nhiễm HIV giúp chúng ta nắm những khái niệm, chỉ định và cách phòng chống lây truyền HIV. Từ đó, áp dụng vào thực tế để ngăn ngừa mình khỏi bị nhiễm HIV từ người khác.
Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Xem thêm:
Bị HIV có đi làm công ty được không?
Uống ARV sai giờ có sao không?
Tỷ lệ nhiễm HIV do quan hệ với người HIV có cao không?
Uống PEP nhiều lần có bị kháng thuốc ARV không?
Tại sao phải tuân thủ điều trị ARV?
Tỷ lệ nhiễm HIV ở Việt Nam còn cao không?
Nguyên nhân xét nghiệm dương tính giả với HIV?
Uống ARV rồi có cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục không?
Thuốc ARV bao nhiêu tiền, cập nhật giá thuốc ARV mới nhất hiện nay?
Thuốc phơi nhiễm HIV 72 giờ có hiệu quả cao không?
Nhiễm trùng cơ hội là bệnh lý gì?
Mục tiêu 95-95-95 trong kiểm soát HIV là gì?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây HIV khi quan hệ tình dục không an toàn?
Xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 là gì, thực hiện ở đâu?
Đẩy mạnh mua thuốc ARV online là điều rất cần thiết hiện nay?