Dự phòng sau phơi nhiễm HIV? 10 điều cơ bản cần biết.

17/02/2023 0 Bình luận

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV là hình thức điều trị ngăn ngừa lây nhiễm HIV từ người này sang người khác sau khi có nguy cơ đã xảy ra. Nó cần được uống kịp thời, đúng loại thuốc thì tỷ lệ thành công có thể lên tới 100%. Muốn đạt được điều này cần phải nắm 10 điều cơ bản về dự phòng sau phơi nhiễm HIV.

Khái niệm dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV là khái niệm nói về cách thức, phương tiện, loại thuốc dùng để ngăn ngừa lây nhiễm HIV sau khi có hành vi nguy cơ lây HIV từ người khác. Đó là tình huống khẩn cấp, cần phải xử trí thật nhanh và uống thuốc kịp thời. 

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV chỉ áp dụng với người chưa từng bị nhiễm HIV. Đối với người đã nhiễm bệnh này, không có chỉ định điều trị cũng như uống thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV nữa.

Tên gọi khác của dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Tên gọi khác của dự phòng sau phơi nhiễm HIV là PEP hay PEP 72 giờ hoặc PEP 72h. Có lẽ tên gọi PEP thay cho dự phòng sau phơi nhiễm HIV được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều. Bởi lẽ nó vừa ngắn gọn lại tránh phải nói trực tiếp đến từ nhạy cảm là HIV.

Ngoài ra PEP 72 giờ hay PEP 72h lại phản ánh rất rõ ràng tính cấp thiết phải uống thuốc kịp trong 72 giờ vàng. Nếu muộn hơn thời điểm này sẽ không còn chỉ định uống thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV nữa.

Những trường hợp cần uống thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Những trường hợp cần thiết uống thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV là rất nhiều, có thể kể tới:

  • Quan hệ với gái mại dâm không dùng bao cao su bằng đường âm đạo - dương vật.
  • Quan hệ với gái mại dâm không dùng bao cao su bằng đường hậu môn - âm đạo.
  • Quan hệ với gái mại dâm không dùng bao cao su bằng đường miệng - dương vật (oral sex).
  • Quan hệ với gái mại dâm có dùng bao cao su nhưng có hành vi hôn lên âm vật (vét máng).
  • Quan hệ với gái mại dâm có dùng bao cao su nhưng có hành vi hôn lên hậu môn.
  • Quan hệ với gái mại dâm có dùng bao cao su nhưng bị tuột bao hoặc rách bao cao su.
  • Bị cưỡng dâm, cưỡng hiếp bất kể bạn là nam hay nữ.
  • Quan hệ đồng tính không dùng bao cao su.
  • Quan hệ với bạn trai không dùng bao cao su nhưng nghi ngờ bạn trai không chung thủy có quan hệ ngoài luồng.
  • Đi mát xa (massage) có kích thích dương vật bất kể dùng tay hay oral sex.
  • Bị cào cắn xước da, chảy máu do một đối tượng không rõ gây ra.
  • Bị bắn máu hoặc dịch tiết của một người nghi ngờ nhiễm HIV vào niêm mạc hoặc da bị trầy xước của bạn (ví dụ: tay bạn bị xước hoặc mới cắt móng tay, hoặc bị chín mé mà sờ vào âm đạo của phụ nữ)
  • Bị kim tiêm đâm không rõ nguồn gốc.
  • Bị vật sắc nhọn, dao, kim...của kẻ biến thái, không rõ nguồn gốc đâm, rạch vào da, vào người bạn.
  • Đi làm móng dùng chung dụng cụ mà không rõ nguồn gốc, có bị chảy máu.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ, làm răng, lấy cao răng, nhổ răng mà trước đó không rõ dụng cụ có được tiệt trùng hay không.
  • Cắt tóc, cạo râu, phun xăm thẩm mỹ, bơm môi, các hình thức thẩm mỹ làm đẹp khác có can thiệp gây xước da chảy máu.
  • Lăn kim trị mụn, làm đẹp bằng dùng máu tự thân, phương pháp làm đẹp ''ma cà rồng''.
  • Tham gia cứu chữa người bị nạn trên đường hoặc tham gia truy bắt tội phạm nhưng có bị máu của người đó bắn vào mà không rõ tình trạng ra sao...

Các phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV chính là việc sử dụng thuốc ARV chữa trị HIV. Có nhiều phác đồ, loại thuốc ARV có thể sử dụng cho mục đích này. Tuy vậy, để đơn giản và dễ phân loại, người ta chia thành 2 nhóm:

  • Thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV phác đồ bậc 1 gồm: Acriptega, Avonza, Trustiva, Eltvir, EET Macleods, Spegra...
  • Thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV phác đồ bậc 2 gồm: Aluvia kết hợp với Ricovir-em, Tavin-em...

Các phác đồ bậc 1 đều là thuốc ARV 3 trong 1. Trong đó, phác đồ điều trị ưu tiên, được sử dụng nhiều nhất, tốt nhất là TDF-3TC-DTG với biệt dược chính là Acriptega.

Liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng

Liều lượng của thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV theo phác đồ bậc 1 là uống 1 viên/ ngày. Với thuốc phác đồ bậc 2, liều lượng có thể lên tới 5 thậm chí là 6 viên/ ngày.

Các thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiện nay có thể uống lúc no hoặc đói đều được. Chỉ cần tuân thủ giờ uống thuốc, không tự ý thay đổi giờ, bỏ liều hoặc quên uống thuốc là được. Đa phần, giờ uống thuốc sau ăn khoảng 2 tiếng, trước ăn khoảng 1 đến 2 tiếng là tốt nhất. Không có giờ uống thuốc nào là tốt nhất chung cho tất cả mọi người. Quan trọng là uống đều đặn đúng giờ hàng ngày và không bỏ thuốc.

Thời gian sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV cần bắt đầu ngay trong vòng 72 giờ kể từ khi có hành vi nguy cơ lây HIV. Thuốc này cần được duy trì liên tục trong 28 ngày. Không cần uống thêm, nhưng nếu có nguy cơ mới phải bắt đầu uống lại đủ 28 ngày kể từ hành vi nguy cơ gần nhất.

Kiêng những gì khi uống thuốc phơi nhiễm HIV

Các thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiện nay đều rất tốt và không cần kiêng ăn uống gì đặc biệt. Dẫu vậy, chúng ta phải hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia khi đang còn trong thời gian sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV.

Một số thức ăn quá nhiều dầu mỡ, chất ngọt thì cũng nên hạn chế không ăn nhiều quá. Thuốc là, cà phê không cần kiêng khem quá chặt chẽ. Nói chung là bạn đang ăn uống chế độ nào thì vẫn có thể duy trì thực đơn đó, nếu nó giúp bạn thấy khỏe mạnh, ăn ngon miệng. Chỉ tránh mỗi đồ có cồn như bia rượu mà thôi.

Ngoài ra cũng cần hạn chế uống một số thuốc có tương tác với các hoạt chất thành phần trong thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV.

Tác dụng phụ có thể gặp phải

Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV đa dạng, nó có thể xuất hiện ở mọi cơ quan trong cơ thể. Nhưng phổ biến hay gặp là:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Khó tập trung công việc
  • Mất ngủ
  • Dị ứng, ngứa ngoài da
  • Đầy bụng, chậm tiêu
  • Đau mỏi cơ khớp toàn thân...

Nhấn mạnh rằng với các thuốc phơi nhiễm HIV hiện nay, những triệu chứng kể trên là rất ít xảy ra. Tỉ lệ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm gặp. Nếu có thì cũng được các bác sĩ chuyên trị HIV tư vấn, xử trí kịp thời.

Quên uống thuốc phải làm sao

Chuyện quên uống thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV nếu đã xảy ra thì mình cần biết xử lý thế nào là tốt nhất. Có cần uống 2 viên thuốc ARV một lúc để bù vào hay bỏ qua để đến với liều tiếp theo.

Bác sĩ Thắng trả lời: Phải uống ngay khi bạn nhớ ra, bất kể là chậm 1 hay 2 hay thậm chí 10 tiếng. Tuy nhiên nếu khi bạn nhớ ra mà chỉ còn chưa đầy 4 tiếng nữa sẽ đến liều tiếp theo thì hãy cho qua và đợi đến giờ liều tiếp theo để uống theo lịch trình cũ nhé.

Ví dụ bạn uống thuốc ARV vào 22h đêm, nhưng khi bạn nhớ ra liều mình quên ngày hôm trước, mà vào thời điểm bây giờ là 6h sáng hay 12 giờ trưa hay 16h chiều thì vẫn uống một liều đã quên. Sau rồi đến 22h đêm bạn lại uống bình thường như lịch hàng ngày. Nhưng nếu bạn nhớ ra liều đã quên uống vào lúc 20h thì thôi. Chúng ta không uống thuốc ARV nữa mà đợi 22h rồi uống tiếp như bình thường.

Một số thông tin cho rằng nhớ lúc nào là uống ngay bất kể thời gian dù còn chưa đầy 4 tiếng so với liều kế tiếp thì cứ uống và đợi sau 4 tiếng sẽ uống liều tiếp theo là không chính xác.

Uống thuốc dự phòng HIV sau bao lâu đi làm xét nghiệm là chính xác nhất?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam và CDC Hoa Kỳ, thời gian xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV chính xác nhất là 3 tháng. Trước 3 tháng là thời kì cửa sổ, các xét nghiệm HIV có thể cho kết quả âm tính giả.

Khi đủ 3 tháng, để chắc chắn 100% có bị nhiễm HIV hay không nên làm xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 Bộ Y tế và xét nghiệm tải lượng virus HIV-RNA. Các test nhanh combo Ag/ab không cho phép chẩn đoán tình trạng nhiễm HIV trên người.

Một số tài liệu nói thời gian xét nghiệm có thể lên tới 6 tháng, thậm chí là 1 năm mới phát hiện ra bị nhiễm HIV là khó thuyết phục. Bởi lẽ mốc thời gian 3 tháng đã được Bộ Y tế khẳng định, kết hợp các hướng dẫn điều trị HIV của Mỹ, Úc và châu Âu. Chuyện 6 tháng, 1 năm sau mới phát hiện bị nhiễm HIV chưa có bằng chứng thực tế công bố ở nghiên cứu khoa học. Kinh nghiệm bác sĩ Thắng điều trị hàng chục năm, thăm khám hàng vạn trường hợp thì chưa thấy có chuyện 3 tháng xét nghiệm âm tính rồi 6 tháng lại dương tính. Mà nếu có, thì là do họ để xảy ra nhiều nguy cơ phơi nhiễm HIV liên tục, họ chẳng nhớ lần gần nhất là khi nào. Thời điểm 6 tháng của nguy cơ cũ nhưng lại là 3 tháng của nguy cơ mới mà thôi.

Giá bán thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV bao nhiêu tiền? Mua ở đâu chuẩn nhất?

Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiện nay có giá dao động từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng tùy theo loại thuốc, phác đồ điều trị. Sở dĩ có sự khác nhau về giá cả thuốc dự phong sau phơi nhiễm HIV là vì hoạt chất khác nhau. Có những loại sẽ ít tác dụng phụ và hiệu quả điều trị cao hơn. Có loại thuốc dự phòng HIV uống vào rất mệt, nhiều tác dụng phụ do thuộc thế hệ cũ.

Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV cần phải mua ở địa chỉ uy tín có bằng cấp chuyên môn và quan trọng là đã chữa thành công cho nhiều người. Không đâu tiện lợi an tâm bằng Nhà thuốc Hồng Nhung tại 41A Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM cách sân bay Tân Sơn Nhất 600 mét.. Ở đây có chuyên gia điều trị HIV nổi tiếng là bác sĩ Thắng bảo trợ chuyên môn, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV thành công cho hàng vạn người.

Nói tóm lại, dự phòng sau phơi nhiễm HIV là hình thức uống thuốc ARV ngăn ngừa lây nhiễm HIV, sau khi xảy ra nguy cơ lây truyền HIV từ người này sang người khác. Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV có nhiều loại khác nhau, cách dùng khá đặc biệt. Muốn đạt hiệu quả thành công tối ưu, người sử dụng thuốc cần phải biết 10 điều cơ bản trên đây về loại hình điều trị dự phòng HIV này.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Bị HIV có đi làm công ty được không?

Uống ARV sai giờ có sao không?

Thất bại điều trị ARV là gì, xử trí ra sao?

Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV là gì?

Bác sĩ chuyên trị HIV uy tín nhất hiện nay là ai?

Uống thuốc phơi nhiễm HIV trong bao lâu?

Tổng hợp 3 phác đồ điều trị ARV hiện nay tại Việt Nam?

Uống ARV rồi có cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục không?

Người bị nhiễm HIV không được làm ngành nghề gì?

Tuổi thọ trung bình của người nhiễm HIV hiện nay là bao nhiêu?

Làm sao để tiết kiệm chi phí điều trị ARV?

Mục tiêu 95-95-95 trong kiểm soát HIV là gì?

Uống ARV cần kiêng những gì?

Xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 là gì, thực hiện ở đâu?

Đẩy mạnh mua thuốc ARV online là điều rất cần thiết hiện nay?

Tại sao không phát hiện = không lây truyền HIV?

Tags :

dự phòng sau phơi nhiễm HIV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: