Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV là gì?

16/02/2023 0 Bình luận

Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV là gì, nó có nghiêm trọng không là điều nhiều bạn dùng thuốc PEP rất băn khoăn. Những phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc PEP có thể xảy ra rất đa dạng, nhưng hầu hết là nhẹ nhàng và thoáng qua. Các tác dụng ngoại ý đó thường không phải xử trí gì nên các bạn có thể yên tâm.

Thuốc phơi nhiễm HIV là gì?

Thuốc phơi nhiễm HIV là loại thuốc ARV dùng với mục đích ngăn ngừa lây nhiễm HIV từ người này sang người khác. Tức là một người khỏe mạnh, chưa bị nhiễm HIV nay có nguy cơ lây HIV thì phải uống để khỏi bị nhiễm HIV.

Thuốc phơi nhiễm HIV là loại thuốc dùng khẩn cấp và có thời hạn sử dụng nhất định. Nó không như với người đã nhiễm HIV sẽ phải uống ARV suốt đời. Thuốc phơi nhiễm HIV dùng sau khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV hay còn gọi là thuốc PEP chỉ phải uống trong 28 ngày.

Có mấy loại thuốc phơi nhiễm HIV?

Thuốc phơi nhiễm HIV hiện nay có 2 loại cơ bản:

  • Thuốc dùng trước khi có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV gọi là Prep
  • Thuốc dùng sau khi có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV gọi là PEP hay PEP 72 giờ.

Phổ biến hiện nay dùng PEP nhiều và an toàn hơn. PEP sẽ dùng khi nào thực sự có nguy cơ phơi nhiễm HIV cần phải uống thuốc. Thời gian sử dụng PEP cũng chỉ kéo dài 28 ngày nên ít tác dụng phụ hơn so với dùng Prep. Hơn nữa, thuốc PEP được đánh giá hiệu quả ngừa HIV cao hơn, thậm chí lên tới gần 100%. 

Giá thuốc phơi nhiễm HIV có cao không?

Giá thuốc phơi nhiễm HIV hiện nay dao động từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng tùy theo loại thuốc ARV và phác đồ điều trị phơi nhiễm.

Có sự chênh lệch giá này là vì sự khác nhau về hoạt chất kháng virus HIV. Những dòng thuốc ARV có hoạt chất mới ít tác dụng phụ, hiệu quả diệt virus mạnh sẽ có giá cao hơn. Trong khi có nhiều loại thuốc ARV rẻ hơn nhưng uống vào mệt và xuất hiện nhiều triệu chứng không tốt cho cơ thể người dùng.

Uống thuốc phơi nhiễm HIV gây hại như thế nào?

Thuốc phơi nhiễm HIV gây hại không quá nghiêm trọng. Vì cơ bản các tác dụng phụ nhẹ, sẽ tự hết. Hơn nữa, hiện nay có nhiều thuốc phơi nhiễm HIV loại mới rất tốt. Nó không những không gây hại nhiều mà còn không để lại hậu quả lâu dài.

Nhiều người lo lắng thuốc phơi nhiễm HIV có thể gây hại gan, hại thận và các cơ quan khác. Theo bác sĩ Thắng, điều đó chỉ là trong quá khứ với những loại thuốc phơi nhiễm HIV thế hệ cũ. Ngày nay, kể cả bệnh nhân suy thận vẫn dùng được thuốc PEP với biệt dược Spegra chẳng hạn, do thay đổi hoạt chất từ TDF sang TAF an toàn với thận. Hay như lo lắng hại gan, thì nay đã có thuốc Acriptega đổi hoạt chất từ Efavirenz sang Dolutegravir cực kì an toàn với gan.

Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV là gì?

Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV đa dạng, nó có thể xuất hiện ở mọi cơ quan trong cơ thể. Nhưng phổ biến hay gặp là:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Khó tập trung công việc
  • Mất ngủ
  • Dị ứng, ngứa ngoài da
  • Đầy bụng, chậm tiêu
  • Đau mỏi cơ khớp toàn thân...

Nhấn mạnh rằng với các thuốc phơi nhiễm HIV hiện nay, những triệu chứng kể trên là rất ít xảy ra. Tỉ lệ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm gặp. Nếu có thì cũng được các bác sĩ chuyên trị HIV tư vấn, xử trí kịp thời.

Cần làm gì nếu xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng?

Thuốc ARV điều trị HIV/AIDS, điều trị PEP, PREP có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ tức thời hoặc lâu dài. Việc phát hiện sớm và xử trí kịp thời tác dụng phụ của thuốc ARV là hết sức cần thiết, giúp giảm tối đa yếu tố gây hại lên người uống ARV. Tác dụng phụ của ARV có thực sự nghiêm trọng như mọi người tưởng tượng, hình ảnh về tác dụng phụ ARV trông như thế nào. Dưới đây là một số ví dụ điển hình cho tác dụng phụ ARV.

Không chỉ thuốc ARV mà bất cứ thuốc nào uống vào cơ thể bệnh nhân cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, có những loại thuốc gây tác dụng phụ nhiều, có loại ít, có những tác dụng phụ hay gặp do uống ARV như đau đầu, nôn ói, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ....ít gặp hơn như phát ban toàn thân, dị ứng nặng gây hội chứng Stevens- Johnson...Có loại gây tác dụng phụ tức thì sau khi uống thuốc, có loại gây tác dụng phụ kéo dài sau hàng nhiều năm sử dụng như AZT gây thiếu máu, rối loạn phân bố mỡ, teo cơ, xuất hiện ụ trâu...

Dưới đây là những trường hợp thực tế xảy ra trên bệnh nhân HIV/AIDS do tác dụng phụ nặng nề của thuốc ARV mà không được phát hiện chữa trị sớm gây ra:

Các tác dụng phụ nghiêm trọng này đều là do thuốc phơi nhiễm HIV thế hệ cũ. Với những bạn dùng thuốc phòng chống HIV thế hệ mới sẽ không lo chuyện này xảy ra. Nhưng nếu xuất hiện những phản ứng ngoại ý nghiêm trọng này cần đưa bệnh nhân tới ngay bệnh viện để cấp cứu. Đồng thời dừng ngay việc uống thuốc phơi nhiễm HIV.

Uống thuốc phơi nhiễm HIV loại nào ít tác dụng phụ nhất?

Để phòng tránh xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, hay đơn giản là chỉ có ít tác dụng phụ nhất có thể, chúng ta nên dùng thuốc Acriptega. Đây là thuốc ARV 3 trong 1 do Mylan Ấn Độ sản xuất.

Thành phần của Acriptega có 3 hoạt chất:

  • Tenofovir 300mg
  • Lamivudin 300mg
  • Dolutegravir 50mg

Đây là những dòng hoạt chất an toàn, ít bị dị ứng và không gây hại gan. Nếu nói Acriptega hoàn toàn tốt với cơ thể, không gây ra tác dụng phụ nào là không đúng. Tuy nhiên, so với những thuốc phơi nhiễm HIV khác, nó là tốt nhất.

Nói tóm lại, tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV rất đa dạng, có thể xảy ra tại mọi cơ quan trong cơ thể. Hầu hết những triệu chứng này thường nhẹ và thoáng qua. Với những thuốc phơi nhiễm HIV thế hệ mới, các phản ứng không mong muốn này lại càng ít xuất hiện hơn.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Bị HIV có đi làm công ty được không?

Uống ARV sai giờ có sao không?

Thất bại điều trị ARV là gì, xử trí ra sao?

Uống PEP nhiều lần có bị kháng thuốc ARV không?

Tại sao phải tuân thủ điều trị ARV?

Tỷ lệ nhiễm HIV ở Việt Nam còn cao không?

Điều trị HIV bằng bảo hiểm y tế có tốt không?

Uống ARV rồi có cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục không?

Người bị nhiễm HIV không được làm ngành nghề gì?

Tuổi thọ trung bình của người nhiễm HIV hiện nay là bao nhiêu?

Nhiễm trùng cơ hội là bệnh lý gì?

Mục tiêu 95-95-95 trong kiểm soát HIV là gì?

Uống ARV cần kiêng những gì?

Xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 là gì, thực hiện ở đâu?

Đẩy mạnh mua thuốc ARV online là điều rất cần thiết hiện nay?

Tại sao không phát hiện = không lây truyền HIV?

Tags :

tác dụng phụ thuốc phơi nhiễm HIV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: