Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây HIV không?

08/04/2022 0 Bình luận

Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây HIV không có câu trả lời là có thể, mặc dù tỷ lệ rất thấp. Khi xảy ra tình huống này cần phải rửa sạch vết cắn bằng các dung dịch sát trùng càng nhanh càng tốt. Tiếp đến là đi tìm mua thuốc PEP dự phòng phơi nhiễm HIV để uống kịp trong 72 giờ.

HIV lây theo đường nào?

Chúng ta đều biết 3 con đường làm lây lan HIV phổ biến là:

  • Lây HIV qua đường máu: tiêm chích, truyền máu, các thủ thuật xâm lấn dính máu, đâm hay dẫm đạp phải kim tiêm ngoài đường...
  • Lây HIV theo con đường từ mẹ sang con do quá trình mang thai hoặc sinh nở.
  • Lây HIV theo đường quan hệ tình dục không an toàn.

Trong đó, quan hệ tình dục là đường lây HIV chủ yếu hiện nay.

Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây HIV không?

Vậy nếu bị người bị nhiễm HIV cắn thì có thể bị lây HIV hay không. Điều này còn tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Ví dụ vết cắn đó có xước da, có làm chảy máu người bị cắn hay không. Người cắn đó có bị viêm nhiệt miệng, chảy máu hay gì không. Vết cắn lâu hay nhanh chóng, vết bị cắn sâu hay nông, máu chảy nhiều hay ít...Bởi nếu vết cắn sâu, có chảy máu thì virus HIV có thể lây truyền theo đường máu từ người bệnh sang người lành.

Do đó câu hỏi bị người nhiễm HIV cắn có bị lây HIV không, đáp án là có. Mặc dù thực tế là ít xảy ra và nguy cơ này cũng rất thấp. Nhưng hành vi đó vẫn có thể khiến virus HIV lây truyền từ người này sang người khác.

Phải làm gì nếu bị một người nghi nhiễm HIV cắn?

Tốt nhất là sau khi bị cắn cần rửa, sát trùng vị trí cắn bằng dung dịch cồn, oxy già hoặc ít nhất thì cũng là rửa xà phòng với nhiều nước sạch. Sau đó gọi điện ngay cho bác sĩ tư vấn HIV để tham khảo ý kiến xem có cần uống thuốc dự phòng lây nhiễm HIV hay không.

Uống thuốc gì nếu bị người nhiễm HIV cắn?

Khi bị người nhiễm HIV cắn phải uống thuốc ngay lập tức, đó là thuốc ARV. Trường hợp này gọi là điều trị PEP. Có nghĩa là uống thuốc điều trị phòng ngừa lây nhiễm HIV sau khi nguy cơ đã xảy ra. Chú ý là chỉ có thời gian vàng 72 giờ nên cần quyết định và hành động nhanh chóng. Tránh ngần ngại, chậm trễ bởi sau 72 tiếng không còn chỉ định uống thuốc PEP nữa.

Tìm đến địa chỉ nào nếu bị người nghi ngờ nhiễm HIV cắn?

Không cần phải quá lo lắng nếu bị người nghi ngờ nhiễm HIV cắn. Bạn có thể tới ngay phòng khám bác sĩ Thắng để được tư vấn, đánh giá nguy cơ và uống thuốc PEP kịp thời.

Nếu uống thuốc PEP trước 72 giờ tại phòng khám bác sĩ Thắng có thể cam kết gần như 100% không bị nhiễm HIV.

Nói tóm lại, bị người nhiễm HIV cắn có bị lây HIV không được bác sĩ Thắng trả lời là có thể lây, dù tỷ lệ rất thấp. Khi xảy ra tình huống này, bạn cần rửa sạch vết cắn bằng các dung dịch sát trùng, sau đó đi tim mua thuốc PEP để uống kịp 72 giờ.

 

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Thuốc chữa HIV 2023 có gì mới?

Xét nghiệm khẳng định HIV cho kết quả không xác định phải làm sao?

Acriptega giá bao nhiêu không phải ai cũng biết

Ở đâu có chuyên gia tư vấn HIV giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc?

Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS là bao lâu?

Diễn biến tâm lý người bệnh nhiễm HIV như thế nào?

Thuốc ARV có được cấp miễn phí không?

Xác suất lây HIV do quan hệ 1 lần với nữ là bao nhiêu?

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu? Điểm bán PEP, Prep uy tín nhất?

Thuốc PEP là gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?

PEP là viết tắt của từ gì, ý nghĩa điều trị PEP?

Uống ARV chung với thuốc khác được không?

Quá trình nhiễm HIV có mấy giai đoạn?

Trót quan hệ với người lạ sau bao lâu biết mình bị nhiễm HIV?

Thuốc ARV giá bao nhiêu? 5 yếu tố cấu thành giá thuốc ARV?

Nhận diện thuốc ARV giả và thật, sự lựa chọn thông minh như thế nào?

 

Tags :

người nhiễm HIV cắn có lây HIV không

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: