Lịch sử 50 năm của HIV

14/10/2019 0 Bình luận

Lịch sử 50 năm của HIV có nhiều biến đổi. Nó ghi nhận hàng triệu ca tử vong, hàng vạn người mất người thân, hàng trăm loại thuốc ARV được ra đời để chữa căn bệnh này. Vậy mà đến nay vẫn chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn HIV.

Lịch sử 50 năm của HIV?

Đã một nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi có ca bệnh đầu tiên chết vì liên quan đến HIV, mà mới chỉ có vài người được công nhận may mắn khỏi hoàn toàn HIV. Tính đến 2023, có 5 người được chữa khỏi HIV. Điều đó có ý nghĩa gì khi cả thế giới vẫn còn khoảng 37 triệu người đang phải chung sống với căn bệnh này.

Chuyện từ một cậu bé da màu.

Chẳng ai biết Robert Rayford đã chết vì cái gì. Cậu bé da màu người Mỹ gốc Phi mới chỉ 15 tuổi khi được đưa đến bệnh viện thành phố St Louis vào cuối năm 1968, nơi cậu đã trút hơi thở cuối cùng mà không một nhân viên y tế nào tìm ra lý do cậu qua đời.

Cái chết hồi đó của cậu bé Rayford là một bí ẩn đối với nền y học thời bấy giờ, họ không hiểu tại sao cơ quan sinh dục của cậu lại bị sưng to lên và nhanh chóng lan ra toàn thân. Vi khuẩn Chlamydia thường chỉ khu trú tại vị trí xâm nhập như cơ quan sinh dục chẳng hạn và nằm yên ở đó chứ ít khi vào máu để gây nhiễm trùng huyết toàn thân. Hơn nữa ở mặt trong đùi của cậu bé lại có những tổn thương màu tím giống như ung thư nhưng dạng ban này lại thường chỉ xuất hiện ở người Do Thái hoặc người Italy lớn tuổi chứ chẳng khi nào người thấy có ở một cậu bé da màu mới 15 tuổi chưa bao giờ tới Missouri.

Những triệu chứng của giai đoạn AIDS.

Cậu bé bị nuốt đau nói khó trong suốt 18 tháng điều trị với đầy đủ các phương pháp hiện đại nhất ở thời điểm đó và sự tham gia hội chẩn điều trị của hơn 3 bệnh viện.

'' Cậu bé 15 tuổi này sẽ chẳng chịu nói điều gì với người lớn đâu, đặc biệt khi đó lại là một cậu bé da màu còn tôi là một bác sỹ da trắng'' một bác sỹ đã chia sẻ như vậy trên tờ St Louis Post-Dispatch sau đó gần 2 thập kỷ. Mãi sau cậu bé mới nói với các bác sỹ điều trị ở đây rằng cậu đã có quan hệ tình dục không an toàn với một người bạn gái cùng giới là hàng xóm của cậu.

Bi kịch đã xảy đến, vào ngày 15 tháng 5 năm 1969, bệnh viêm phổi nặng đã cướp đi sinh mạng của cậu bé mà trước đó thân thể cậu cũng đã bị tàn phá nặng nề sau nhiều ngày tháng điều trị tại bệnh viện. Cơ thể cậu ngày qua ngày cứ lở loét, gầy sút mà không có cách nào cải thiện được. Mọi biện pháp chữa trị đều trở nên bất lực trước sự ăn mòn, hủy hoại của một loại tác nhân kỳ quái mà chưa ai có thể gọi mặt đặt tên ấy.

Các bác sỹ của Rayford rất bối rối trước sự suy sụp của cậu bé mà không có cách nào cứu chữa, họ đành phải cố gắng thuyết phục gia đình đồng ý hiến tặng cậu cho giải phẫu đồng thời bảo quản thi thể ấy trong nhiều năm với hi vọng sau này y học tiến bộ hơn có thể sẽ tìm ra lời giải đáp.

Những công bố đầu tiên về HIV/AIDS?

Mười hai năm sau, vào năm 1981, rất nhiều báo cáo về tình trạng những người đàn ông trẻ bị chết bởi bệnh viêm phổi tiến triển một cách kỳ lạ mà cũng có những xuất hiện ban tím ở mặt trong đùi giống như của cậu bé Rayford ngày xưa.

Tất cả đều là những người đàn ông đồng giới từng có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình giống mình, trong số đó có nhiều người có hệ miễn dịch yếu đến mức chỉ vài bệnh cảm cúm sổ mũi thông thường cũng khiến họ phải nhập viện. Người ta gọi là AIDS, và cứ để vậy thôi vì chẳng có cách nào chữa trị, giống như những gì cậu bé da mầu Rayford đã trừng trải qua.

Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, một nhà virus học trẻ tuổi tại Tulane University ở ban New Orleans đã lấy mẫu trên cơ thể còn lưu trữ của cậu bé Rayford năm nào để đi làm xét nghiệm. Nhà khoa học này đã phát hiện mẫu bệnh phẩm của Rayford chứa kháng thể chống lại cả 9 loại protein của virus HIV trong lần làm xét nghiệm, kết quả được công bố vào năm 1987 trên tờ Chicago Tribune. Việc tìm ra loại retrovirus này đã giải thích cho nguyên nhân dẫn đến cái chết đầy bí hiểm của cậu bé Rayford năm nào, và cũng là tác nhân giết chết hơn 35 triệu người trên toàn thế giới.

Hậu quả mà HIV/AIDS đã gây ra thật khủng khiếp

Chỉ riêng ở Mỹ, AIDS đã giết chết rất nhiều người chủ yếu thuộc cộng đồng người đồng tính luyến ái LGBT, người hành nghề mại dâm, người nghiện ma túy, thậm chí là cả những ngôi sao như ngôi sao Hollywood Rock Hudson, nhiếp ảnh gia Peter Hujar hay nghệ sĩ nổi tiếng David Wojnarowicz...

Nhưng kinh khủng nhất phải kể đến khu vực châu Phi cận Sahara, nơi mà nền kinh tế kém phát triển cộng với trình độ dân trí còn thấp. Theo sau nữa là hệ thống y tế nghèo nàn lạc hậu nhất thế giới đã chứng kiến đại dại HIV/AIDS cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Những tiến triển, hi vọng mới trong lĩnh vực điều trị HIV/AIDS.

Ngày nay, sau 50 năm kể từ cái chết của cậu bé Rayford, thông tin xuất hiện người thứ 2 trên thế giới chữa khỏi hoàn toàn HIV dường như đã làm dấy lên hi vọng mới sẽ thanh toán hoàn toàn căn bệnh này trong một tương lai không xa. Gần đây nhất lại thêm 2 ca được công bố khỏi hoàn toàn HIV một cách tình cờ.

Các thuốc kháng virus hiện nay mà ta gọi là ARV có đủ khả năng tiêu diệt, ức chế virus HIV đến mức chúng không thể sinh sôi, gây hại đến bệnh nhân. Thậm chí ở mức tải lượng virus HIV âm tính thì cũng không còn khả năng lây truyền sang cho người khác. Người đàn ông thứ 2 được chữa khỏi hoàn toàn HIV hay còn gọi là ''Bệnh nhân London'' cũng khỏi được là nhờ phương pháp ghép tủy giống với ''Bệnh nhân Berlin'' là người đầu tiên sạch hoàn toàn virus HIV sau khi được nhận tế bào gốc từ người hiến có đột biến gen CCR5 có khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus HIV. 

HIV là gì mà khó chữa khỏi hoàn toàn đến vậy?

Cơ thể con người nói chung có khả năng chống lại hầu hết các loại virus thông thường khi chúng xâm nhập vào chúng ta. Tuy nhiên, với vi rút HIV, khi chúng vào cơ thể không những không tiêu diệt được chúng mà ngược lại, HIV còn quét sạch tất cả các tế bào miễn dịch lympho T CD4 làm cho cơ thể suy yếu dần và chết đi.

Đó là một cuộc chiến thực sự không cân sức, mà kẻ chiến thắng luôn là HIV. Chúng chiếm lĩnh, đóng quân, xây dựng doanh trại trong các tế bào CD4, lấy chính CD4 làm thức ăn, sinh trưởng, phát triển và rồi lại đẻ ra các virus HIV thế hệ sau. Mỗi lần như vậy chúng lại tàn phá đi những tế bào CD4, và càng về sau, sức phá hủy của chúng càng nhanh và mạnh hơn.

Chẳng thế mà giai đoạn tiềm tàng kéo dài 5-10 năm cơ thể bệnh nhân HIV không có triệu chứng gì bên ngoài. Nhưng một khi đến giai đoạn AIDS là sẽ bộc phá ra nhanh kinh khủng, triệu chứng rầm rộ, cơ thể suy sụp nhanh chóng và tử vong chỉ trong 1 vài tháng nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh nhân HIV để diễn tiến đến giai đoạn AIDS xảy ra chẳng khác nào một võ sĩ quyền anh hạng nặng bị đánh knock-out.

Nỗ lực hơn trong nghiên cứu phương pháp chữa khỏi hoàn toàn HIV.

Kể từ khi có 2 bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn HIV, các nhà khoa học đã lao vào nghiên cứu tích cực hơn vì có nghĩ rằng chắc chắn sẽ có giải pháp, sẽ phải có cách để chiến thắng căn bệnh quái ác này.

Giáo sư Gupta - trưởng nhóm điều trị thành công cho ''Bệnh nhân London'' phân tích rằng sự thành công này gồm 3 bước:

  • Một là, bệnh nhân phải tuân thủ thuốc ARV tốt để duy trì sự sống.
  • Hai là, bệnh nhân khi được ghép tủy phải đối diện rất nhiều nguy cơ, thậm chí là có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ba là, phải tìm được người cho tế bào gốc có đột biến gen CCR5.

Phải hội đủ 3 yếu tố trên mới mang lại kết quả như kỳ vọng. Nhưng cốt lõi nhất vẫn là đột biến gen.

Chính dựa vào thông tin này mà các nhà khoa học mọi nơi trên thế giới đã tìm đủ cách để chỉnh sửa, biến đổi gen mong có kết quả đột biến CCR5 mà bất chấp các vấn đề về đạo đức. Điều này đã xảy ra ở Trung Quốc khi giáo sư Jiankui đã cố xóa gen CCR5 từ 2 phôi thai, việc làm trên đã bị chỉ trích rất nhiều vì nó có thể gây hậu quả về sau cho các trẻ được sinh ra.

Bên cạnh đó, một hướng phát triển ''Protein hình chữ Y'' cũng đã được tiến hành với hi vọng có thể trung hòa các virus HIV. Vài năm trước, Tiến sĩ Maria Caskey và cộng sự đến từ Đại học Rockefeller đã chiết tách được loại protein này trong phòng thí nghiệm.

Vào năm 2017, Caskey đã chọn một số bệnh nhân HIV và bảo họ dừng việc dùng thuốc ARV, sau đó tiêm 2 dòng protein hình chữ Y này vào cơ thể trong 6 tuần. Việc theo dõi sau đó cho ra kết quả mức kháng virus trung bình đạt được là 21 tuần, trong đó cá biệt có trường hợp ức chế virus HIV lên tới 90 tuần, tương đương với trường hợp xảy ra ở ''bệnh nhân London''.

Tuy nhiên kháng thể này dần dần cũng mất đi và virus HIV lại trỗi dậy, nhóm nghiên cứu cũng chưa thể hiểu hết tại sao lại xảy ra điều này, họ đang cố gắng sẽ duy trì liệu trình tiêm và kiểm soát lâu dài hơn để đưa ra kết luận cuối cùng.

Giáo sư John Frater của Đại học Oxford thì lại đi theo hướng ''kick and kill'' tức là hoạt hóa tất cả các virus đang ở dạng lẩn trốn hay ''ngủ đông'', khiến chúng trở thành dạng hoạt động và bước ra khỏi các tế bào, từ đây sẽ dùng thuốc ARV quét sạch hết.

Kế ''Dụ cọp ra khỏi hang này'' có vẻ rất đúng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là kích hoạt virus HIV ở mức độ nào thì an toàn, kích mạnh quá lại gây ra phản tác dụng. Thậm chí, virus HIV có thể tấn công cơ thể bệnh nhân mạnh hơn đến mức vượt kiểm soát của chúng ta. Liệu lúc đó có thể đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân hay không thì vẫn là một câu hỏi ngỏ chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Chính vì vậy nghiên cứu này cũng chịu chung số phận thất bại và chưa có lời giải cho bài toán đã tồn tại suốt hàng chục năm. Không biết tới khi nào loài người mới có thể tiêu diệt hoàn toàn HIV.

Nói tóm lại, lịch sử 50 năm của HIV đã chứng kiến nhiều bi thương khi có tới hàng triệu người chết vì AIDS. Tuy vậy vẫn có điểm sáng là phát minh thuốc ARV giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh suốt đời. Tính đến nay dù chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn HIV, nhưng cũng có nhiều triển vọng và hướng đi mới, giúp có thể đạt được mục tiêu loại trừ hoàn toàn căn bệnh này trong tương lai.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Bị HIV có đi làm công ty được không?

Uống ARV sai giờ có sao không?

Thất bại điều trị ARV là gì, xử trí ra sao?

Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV là gì?

Bác sĩ chuyên trị HIV uy tín nhất hiện nay là ai?

Uống thuốc phơi nhiễm HIV trong bao lâu?

Tổng hợp 3 phác đồ điều trị ARV hiện nay tại Việt Nam?

Uống ARV rồi có cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục không?

Người bị nhiễm HIV không được làm ngành nghề gì?

Chủng HIV kháng thuốc ARV là gì?

Uống ARV có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV và 10 điều cơ bản cần biết?

Uống ARV cần kiêng những gì?

Những ai được biết thông tin về người nhiễm HIV?

Tại sao nhiễm HIV không bị thông báo về địa phương?

Nhận diện thuốc ARV giả và thật, sự lựa chọn thông minh như thế nào?

 

Tags :

lịch sử 50 năm HIV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: