Tin vui hiện nay cho người nhiễm HIV là gì?

25/08/2022 0 Bình luận

Tin vui hiện nay cho người nhiễm HIV là càng ngày càng có nhiều người chữa khỏi hoàn toàn HIV được xác nhận trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có nhiều chính sách giúp người nhiễm HIV được tiếp cận thuốc ARV dễ dàng để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó còn có nhiều giải pháp mới hỗ trợ và bảo vệ nhóm người yếu thế này đang được triển khai.

Lịch sử 50 năm của HIV?

Nhiều người lầm tưởng HIV chỉ mới xuất hiện khoảng 30 năm nay. Thực tế thì đã lâu hơn vậy nhiều rồi. Lịch sử của ca bệnh đầu tiên chết vì HIV/AIDS tính đến nay đã trên 50 năm có lẻ. Đó là một trường hợp của cậu bé da màu mới 15 tuổi.

Còn nếu tính về nguồn gốc của loại virus này thì câu chuyện bắt đầu từ lâu hơn rất nhiều. Bởi nó xuất phát từ tinh tinh hay một loài khỉ. Tiền thân của virus HIV là SIV trong đó, H là human có nghĩa ở người, còn S là Simian thuộc về khỉ.

Ở những thời gian đầu của dịch bệnh, cái chết sẽ đến rất nhanh chóng với những ai đã bị lây nhiễm. Tuy nhiên sau một thời gian, các phương pháp trị liệu và ức chế sự phát triển của HIV đã được ra đời. Nhưng không thể nào tiêu diệt được hoàn toàn virus trong máu, chỉ có thể giảm sự lây lan và kéo dài tuổi thọ cho người bị nhiễm. 

Tại Việt Nam xuất hiện những bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên là năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống y tế đã có những phác đồ điều trị hợp lý, hiện nay bệnh nhân đầu tiên này vẫn sinh sống và làm việc bình thường. Mỗi năm ước tính trung bình sẽ có gần 10.000 nhiễm HIV thông qua xét nghiệm sàng lọc. Số lượng người nhiễm còn sống tại Việt Nam hiện đang đạt ở mức trên 200.000 người.  Con số này đã được hạn chế nhờ vào sự nỗ lực của các tổ chức và chính sách của nhà nước trong việc vận động và tuyên truyền phòng chống HIV.

Tiếp tục tìm hiểu bài viết sẽ biết tin vui hiện nay cho người nhiễm HIV là gì nhé.

HIV sẽ hoạt động thế nào khi xâm nhập vào cơ thể người?

HIV sẽ trải qua 4 giai đoạn khi đã xâm nhập vào cơ thể của người bệnh. Mỗi giai đoạn sẽ có những hoạt động vô cùng mạnh mẽ và phức tạp. Các cơ chế đó sẽ làm sự liên quan giữa CD4 và tải lượng HIV-RNA có tỉ lệ nghịch theo chiều hướng thiệt hại cho người bệnh.

Giai đoạn sơ nhiễm

Trong giai đoạn sơ nhiễm, lúc này HIV sẽ bám vào tế bào T - helper. Tế bào này có chức năng giúp cho hệ miễn dịch của con người có thể phát hiện và phản ứng đối với những căn bệnh, nhiễm khuẩn và virus. Tuy nhiên HIV sẽ khiến cho T - helper bị hủy hoại, chúng sao chép và nhân bản nhanh chóng. 

Ở giai đoạn này trong những tháng đầu chưa thể xét nghiệm ra virus. Đây còn được gọi là giai đoạn cửa sổ, virus sẽ tiếp tục nhân rộng để bắt đầu phá hủy hệ miễn dịch của người nhiễm. Nếu như phát hiện sớm và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì có thể giảm được nguy cơ bệnh trở nặng, và không bị chuyển biến đến AIDS. 

Nhiễm HIV không triệu chứng

Giai đoạn này kéo dài có thể từ vài năm hoặc lâu hơn, thậm chí là gần mười năm. Tuy nhiên, không thể kéo dài hơn con số đó nữa.

Trong giai đoạn HIV không triệu chứng, người nhiễm HIV không có biểu hiện gì ra bên ngoài cả. Chính đây là lí do khiến HIV lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thời gian qua. Người có virus HIV ở giai đoạn không triệu chứng sẽ giống hoàn toàn người khỏe mạnh không có virus này trong cơ thể. Nhưng cần lưu ý rằng, virus HIV vẫn đang âm thầm nhân bản và gặm nhấm số lượng CD4 còn lại trong cơ thể bạn.

Người nhiễm HIV sống được bao lâu nếu không uống ARV chính là phụ thuộc chính ở giai đoạn này.

Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng

Hậu quả của những ngày tháng âm thầm tiêu diệt tế bào miễn dịch CD4 là đây. Lúc này hệ thống phòng thủ miễn dịch của cơ thể đã bắt đầu suy yếu rõ rệt. Không còn khỏe mạnh bình thường, cơ thể dễ có các biểu hiện: mệt mỏi, sốt kéo dài, ho lao, nổi hạch...

Ở giai đoạn này đã có những điều chúng ta thấy khác với người thường. Đó là nhiễm các loại bệnh thông thường thì lâu khỏi và nặng hơn. Ví dụ: nếu người khỏe mắc thủy đậu chỉ 7-10 ngày, cùng lắm là 2 đến 3 tuần sẽ khỏi hẳn. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn này sẽ có kéo dài cả tháng, thậm chí các nốt thủy đậu sẽ rất nặng. 

Giai đoạn nhiễm HIV trở thành AIDS

Đây được xem là giai đoạn cuối cùng trước khi rời xa cõi tạm trần thế này. Ở giai đoạn AIDS, hệ miễn dịch của người bệnh đã suy giảm cực kì nghiêm trọng. Số lượng tế bào miễn dịch CD4 chỉ còn 1/3 so với người thường, thậm chí là 1/10 và tiến tới sẽ về zero. Chính vì hệ miễn dịch đã quá suy tàn, người bệnh HIV/AIDS có thể chết bất kì lúc nào, vì bất kì lí do nhiễm trùng cơ hội nào xảy đến. 

Những con đường lây truyền HIV

Chúng ta muốn sống an toàn với HIV thì cần phải đường lây của loại virus này là gì. Khi biết rõ nó, bạn hoàn toàn có thể chung sống với người nhiễm HIV mà không bị lây. Từ đó giúp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với những ai không may nhiễm HIV.

Lây truyền qua máu

Khi máu của người nhiễm HIV dính vào vết thương hở hoặc niêm mạc của người bình thường, HIV có thể lây lan. Một số trường hợp lây truyền qua máu như:

  • Tệ nạn tiêm chích ma túy với việc sử dụng chung một bơm kim tiêm.

  • Các loại kim bấm tai, kim xăm trổ, dao cạo lông mày, cạo râu,... chưa được khử trùng mà sử dụng chung với nhau cũng dễ dẫn đến việc lây nhiễm HIV.

  • Những dụng cụ phẫu thuật, kể cả thẩm mỹ nếu không được tiệt trùng kỹ cũng là một mối đe dọa, đặt biệt khi bạn thăm khám ở các cơ sở y tế không đảm bảo, cơ sở khám chui,...

  • Bị kẻ biến thái đâm kim, rạch dao...vào người như một số trường hợp đã được đăng lên báo chí.

  • Truyền máu khi máu người cho bị nhiễm HIV mà không biết.

Đường máu được xem là dễ lây truyền và tốc độ lây truyền nhanh chóng nhất nếu như không có biện pháp khử trùng và ngăn ngừa kịp thời. 

Đường quan hệ tình dục không an toàn

Những bệnh nhân nam đầu tiên bị lây nhiễm HIV là do quan hệ đồng giới. Đường tình dục đã khiến cho nhiều người vô tình bị nhiễm HIV ngoài ý muốn của mình. Nếu như không sử dụng bao cao su để bảo vệ hoặc quá trình quan hệ có tổn thương thì có yếu tố để bạn bắt đầu lo lắng về khả năng bị lây HIV.

Có nhiều kiểu quan hệ tình dục mà bạn tưởng không lây HIV như Oral sex thì thực tế vẫn có nguy cơ, kể cả vét máng, tips...

Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Con đường lây HIV từ mẹ sang con hiện nay rất ít. Tuy vậy vẫn còn xảy ra ở một số nơi chủ yếu là vùng sâu, vùng xa. Những trường hợp lây HIV từ mẹ sang con thật sự là rất khó để điều trị cho em bé.  

Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV?

Từ khi mới xuất hiện, căn bệnh HIV đã lôi nhiều người đến với “địa ngục”. Họ bị phân biệt đối xử, không được hòa nhập cộng đồng và trải qua những ngày đau đớn trên giường bệnh ở giai đoạn AIDS. Tuy nhiên đã có những hoạt động kêu gọi nâng cao ý thức về HIV, bình đẳng với người nhiễm và tạo cơ hội cho họ được quay lại với cuộc sống bình thường. 

Ngày 1/12 mỗi năm đã được chọn làm ngày thế giới phòng chống HIV. Các thông điệp được gửi đi mỗi năm, nhiều phong trào và hoạt động mít tinh được diễn ra. Cho đến hiện nay, chính sách của Việt Nam cũng có các điều luật bảo vệ người bị nhiễm HIV, tạo cơ hội cho họ được sống và làm việc với cộng đồng. 

Tuy nhiên tin vui hiện nay cho người nhiễm HIV ngoài các hoạt động trên chính là những phương pháp chữa trị đã được nghiên cứu và phát triển. Đó chính là niềm hy vọng cho việc được chữa lành và tránh khỏi án tử khi nhiễm AIDS.

Sự xuất hiện của các phương pháp chữa trị HIV mới

Các phương pháp chữa trị và ngăn ngừa HIV đã được phát triển. Nhờ đó mà người bệnh có thể kéo dài được tuổi thọ của mình, hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh tốt hơn. 

Dự phòng phơi nhiễm

Đây là phương pháp được áp dụng cho các trường hợp nghi tiếp xúc với nguồn bệnh nhiễm HIV. Đó chính là sử dụng thuốc kháng sinh ARV trước hoặc sau khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.

Về khoa học, chúng ta chia ra là điều trị PREP và điều trị PEP. Về cơ bản đều là dùng thuốc ARV thôi. Tuy nhiên sẽ khác nhau về loại thuốc ARV, thời gian và cách sử dụng thuốc sao cho đạt hiệu quả tối ưu.

Ngừa lây HIV từ mẹ sang con

Những trường hợp này thì bác sĩ sẽ có sự theo dõi người mẹ, kiểm tra nồng độ và các  chỉ số liên quan đến việc nhiễm HIV. Từ đó đưa ra những phác đồ điều trị ARV phù hợp nhất để hạn chế khả năng lây HIV sang trẻ.

Khi em bé mới được sinh ra, trẻ cũng sẽ được uống thuốc ARV càng sớm càng tốt, đồng thời không cho bú mẹ hoàn toàn.

Nhiễm trùng cơ hội

Các căn bệnh nhiễm trùng cơ hội vốn dĩ khá nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng lớn đến người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên với bệnh nhân HIV thì chúng cực kỳ nguy hiểm.

Để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng cơ hội có thể trở thành mối đeo dọa tính mạng đến những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Các thuốc phổ biến dùng là thuốc cotrim hoặc thuốc INH dự phòng lao.

Điều trị kháng HIV

Đây là phương pháp có hiệu quả, điều trị bằng việc kết hợp 3 loại hoạt chất kháng retrovirus còn gọi là HAART.

Phương pháp điều trị này chính là sử dụng thuốc ARV hàng ngày. Việc tuân thủ điều trị ARV tốt sẽ giúp người bệnh sống khỏe mạnh, không bị suy giảm miễn dịch. Đồng thời, khi tải lượng virus HIV về dưới ngưỡng phát hiện còn giúp ngăn ngừa lây lan HIV.

Tin vui hiện nay cho người nhiễm HIV

Tin vui hiện nay cho người nhiễm HIV chính là sự kiện đã có người được chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Ngoài ra thì những chính sách bảo vệ người bị nhiễm HIV đã được phát triển.

Ca thứ 3 chữa khỏi HIV được xác nhận

Đây là bệnh nhân 53 tuổi sống tại thành phố Duesseldorf của Đức. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu tủy cấp vào năm 2008, một loại ung thư máu có thể dẫn tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Đến năm 2013, bệnh nhân này được tiến hành ghép tủy từ một người hiến tặng có đột biến gen CCR5 hiếm gặp. Chính loại đột biến này đã giúp tiêu diệt virus HIV hoàn toàn. Bệnh nhân được chỉ định ngừng điều trị ARV từ năm 2018.

Điều kỳ diệu là sau gần 5 năm làm xét nghiệm, tải lượng virus HIV vẫn hoàn toàn âm tính. Từ đó người ta công bố chắc chắn bệnh nhân này đã được chữa khỏi HIV. Như vậy đây lại là một ca điều trị khỏi hoàn toàn HIV tiếp theo nhờ liệu pháp tế bào gốc.

Như vậy, bệnh nhân Duesseldorf là người thứ 3 được chữa khỏi HIV sau bệnh nhân Berlin và bệnh nhân London.

Chính sách hòa nhập cộng đồng cho người nhiễm HIV

Hiện nay chính sách của Việt Nam đã nêu rõ việc phải bảo vệ người bị nhiễm HIV khỏi sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Đối với bất cứ ai cũng đều được quyền sống, quyền làm việc và hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên sẽ có những cách để nâng cao sự an toàn, hạn chế khả năng lây lan của căn bệnh. 

Nhiều giải pháp hứa hẹn chữa khỏi hoàn toàn HIV

Trong tương lai, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu nhiều cách thức có thể chữa khỏi dứt điểm đại dịch HIV/AIDS.

Mới đây thì Mỹ cũng đã công bố phương pháp chữa khỏi hoàn toàn HIV dựa trên kĩ thuật cây kéo di truyền CRISPR mang tên EBT-101.

Mọi thông tin cập nhật mới nhất có thể liên hệ chuyên gia, bác sĩ tư vấn HIV hàng đầu hiện nay là bác sĩ Thắng 0988778115.

Nói tóm lại, tin vui hiện nay cho người nhiễm HIV là càng ngày càng có nhiều người chữa khỏi hoàn toàn HIV được xác nhận trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có nhiều chính sách giúp người nhiễm HIV được tiếp cận thuốc ARV dễ dàng để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó còn có nhiều giải pháp hỗ trợ và bảo vệ nhóm người yếu thế này.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Thuốc chữa HIV 2023 có gì mới?

Xét nghiệm khẳng định HIV cho kết quả không xác định phải làm sao?

Acriptega giá bao nhiêu không phải ai cũng biết

Ở đâu có chuyên gia tư vấn HIV giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc?

Đẩy lùi đại dịch HIV bằng cách nào?

Diễn biến tâm lý người bệnh nhiễm HIV như thế nào?

Thuốc ARV có được cấp miễn phí không?

Xác suất lây HIV do quan hệ 1 lần với nữ là bao nhiêu?

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu? Điểm bán PEP, Prep uy tín nhất?

Thuốc PEP là gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?

PEP là viết tắt của từ gì, ý nghĩa điều trị PEP?

Mua thuốc phòng tránh HIV ở đâu đạt hiệu quả cao?

Quá trình nhiễm HIV có mấy giai đoạn?

Trót quan hệ với người lạ sau bao lâu biết mình bị nhiễm HIV?

Thuốc ARV giá bao nhiêu? 5 yếu tố cấu thành giá thuốc ARV?

Nhận diện thuốc ARV giả và thật, sự lựa chọn thông minh như thế nào?

 

Tags :

tin vui hiện nay cho người nhiễm HIV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: