-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV là gì?
08/03/2023
0 Bình luận
Giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV chính là AIDS. Hàng năm trên thế giới có tới hàng trăm nghìn người chết vì AIDS. Còn nếu tính tổng số ca nhiễm HIV bị chết vì nguyên nhân này từ khi khởi đầu dịch HIV đến nay, thì đã lên tới gần 40 triệu trường hợp. Những con số biết nói này cho thấy sự hủy diệt của HIV nói chung và giai đoạn AIDS nói riêng với loài người là cực kỳ khốc liệt.
Nội dung:
- Quá trình nhiễm HIV gồm mấy giai đoạn?
- Giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV là gì?
- Biểu hiện của giai đoạn AIDS?
- Bị AIDS sau bao lâu sẽ chết?
- Bị AIDS có cứu sống tính mạng được không?
- Hậu quả của giai đoạn AIDS dù đã thoát chết?
- Chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS?
- Bệnh nhân AIDS có lây HIV cho người khác được không?
- Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS?
- Làm gì để phòng ngừa khỏi bị AIDS?
Quá trình nhiễm HIV gồm mấy giai đoạn?
Quá trình nhiễm HIV được tính từ lúc virus HIV bắt đầu xâm nhập vào cơ thể người bệnh đến lúc họ bị tử vong gồm 4 giai đoạn:
Một là, giai đoạn nhiễm HIV tiên phát hay còn gọi là sơ nhiễm:
Sau khi bị nhiễm HIV, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện hội chứng tương tự như tăng bạch cầu đơn nhân hay còn gọi là hội chứng nhiễm retrovirus cấp tính.
Giai đoạn này kéo dài trong vài tuần, thường là từ 2 đến 4 tuần.
Các triệu chứng cơ bản như: sốt, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm họng, tiêu chảy, buồn nôn, nấm miệng, viêm não màng não, nổi hạch toàn thân, phát ban...
Hai là, giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:
Là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn sơ nhiễm HIV.
Thời gian kéo dài khoảng vài năm, thường là từ 3 đến 5 năm.
Triệu chứng: hoàn toàn không có triệu chứng gì.
Ba là, giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng:
Là giai đoạn thứ 3 của quá trình nhiễm HIV, xuất hiện khi số lượng CD4 giảm tương đối thấp, dưới 350 tế bào/mm3.
Thời gian của giai đoạn này kéo dài vài tháng đến 1 năm.
Triệu chứng có thể gặp: bệnh lý hạch toàn thân, mệt mỏi, sốt kéo dài, nấm miệng, nấm âm đạo...
Bốn là, giai đoạn AIDS:
Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV. Vì đây là giai đoạn khiến bệnh nhân nhiễm HIV sẽ bị tử vong.
Thời gian của giai đoạn này nếu không phát hiện điều trị kịp thời thường chỉ vài tuần.
Triệu chứng rất nặng là biểu hiện của các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội. Tổn thương có thể xảy ra tại mọi cơ quan trong cơ thể với diễn biến phức tạp và suy sụp rất nhanh.
Giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV là gì?
Giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV chính là AIDS. Đây còn được gọi là giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV. Bởi vì, sau khi kết thúc quá trình này sẽ là cái chết, không còn giai đoạn nào nặng hơn, tồi tệ hơn nữa.
Nhiều người có thể so sánh giai đoạn AIDS tương đương giai đoạn cuối của bệnh ung thư, điều này chưa hẳn chính xác. Mặc dù đều là giai đoạn cuối, nặng nhất của quá trình tiến triển một bệnh lý có thể gây chết người. Tuy nhiên, AIDS dễ chữa hơn ung thư rất nhiều, ngoài ra đây còn là giai đoạn có thể đảo ngược ở người nhiễm HIV. Chính vì thế mà Tổ chức y tế thế giới WHO chỉ xếp nhiễm HIV là bệnh mạn tính chứ không phải là bệnh lý ác tính.
Biểu hiện của giai đoạn AIDS?
Ở giai đoạn AIDS, tế bào miễn dịch CD4 bị suy giảm chỉ còn dưới 200 tế bào/mm3, khiến cho cơ thể người bệnh mất sức đề kháng. Họ có thể bị nhiễm trùng bất kì bệnh gì mà người thường không bị. Hoặc những bệnh thông thường ở người khỏe mạnh sẽ nhanh khỏi, ở người AIDS sẽ bị nặng và rất lâu lành.
Biểu hiện của giai đoạn AIDS có thể kể tới như:
- Sụt cân rất nhanh không rõ lý do
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Tiêu chảy kéo dài hàng tháng trời
- Sốt kéo dài, sốt đi sốt lại từ vài tuần trở lên
- Mệt mỏi vô cớ, mệt như bao giờ từng mệt đến vậy, cảm giác hết sức sống
- Sưng hạch cổ, nách, bẹn kéo dài trên 1 tháng, không tự nhỏ đi
- Nổi nốt sần, các ban dát lạ ở trên cơ thể
- Loét họng, loét miệng, loét bộ phận sinh dục không rõ lý do
- Tê bại chân tay, đi lại khó khăn, thậm chí liệt 2 chi dưới
- Ho khan, ho có đờm, ho ra máu kéo dài
- Khó thở, viêm phổi, tăng dần theo thời gian, uống thuốc kháng sinh không đỡ
- Nấm miệng, nuốt đau, thậm chí uống nước cũng bị sặc
- Da sạm màu, bị mụn mủ không lành mà từ xưa tới nay chưa bao giờ từng bị như vậy.
- Đau đầu, nôn ói không rõ nguyên nhân
- Nhìn mờ, thường sẽ là nhìn mờ một bên mắt trước, sau đó không chữa trị kịp thời sẽ mờ nốt bên mắt còn lại
- Đau bụng không rõ nguyên nhân, đi siêu âm, nội soi dạ dày tiêu hóa không tìm ra nguyên nhân...
Bị AIDS sau bao lâu sẽ chết?
Thông thường, nếu bị AIDS mà không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chỉ sống thêm được khoảng vài tuần, cùng lắm là thêm 1 đến 2 tháng. Đây là giai đoạn rất nặng và rất dễ tử vong bởi các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội.
Nếu tính tổng thời gian từ khi nhiễm HIV đến lúc chết thì kéo dài được khoảng từ 5 đến 10 năm. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt, có phác đồ điều trị hợp lý, người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS hoàn toàn có thể hồi phục và trở về bình thường.
Bị AIDS có cứu sống tính mạng được không?
Ngày xưa, số ca tử vong vì giai đoạn AIDS là cực kỳ cao bởi những nguyên nhân phổ biến như:
- Không phát hiện nhiễm HIV từ sớm
- Khó tiếp cận điều trị HIV bằng thuốc ARV chất lượng cao, giá rẻ
- Bị AIDS mà vẫn chưa biết nguyên nhân, thậm chí còn chữa bằng thuốc nam
- Không có thuốc men, máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại như bây giờ
- Xã hội kỳ thị, biết bị nhiễm HIV thà chết còn hơn đi chữa
Chính vì vậy mà nhiều người mặc định trong đầu, cứ nhiễm HIV là sẽ chết. Còn nếu đã bị AIDS rồi thì 100% không thể cứu chữa. Điều này hoàn toàn sai lầm. Theo chuyên gia bác sĩ Thắng chia sẻ, chỉ tính riêng ở TPHCM, bác sĩ Thắng đã cứu chữa cho không dưới 1000 bệnh nhân nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS còn sống khỏe mạnh đến bây giờ.
Đương nhiên, để cứu sống tính mạng người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS là không hề đơn giản. Ngoài kiến thức, kinh nghiệm của bác sĩ điều trị HIV còn cần nỗ lực của chính bệnh nhân và sự chăm sóc, hỗ trợ tinh thần đến từ gia đình và người thân của họ.
Hậu quả của giai đoạn AIDS dù đã thoát chết?
Mặc dù có thể chữa cho bệnh nhân giai đoạn AIDS thoát khỏi ''lưỡi hái tử thần'', nhưng hậu quả do giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV gây ra là không thể phủ nhận:
- Tâm lý nặng nề, ám ảnh cả cho bản thân bệnh nhân và người nhà của họ
- Nguy cơ lây HIV cho người khác
- Vết sẹo hằn lên trên da
- Kinh tế bị ảnh hưởng
- Thời gian để hồi phục hoàn toàn phải tính bằng nhiều năm
- Gián đoạn công việc, sự nghiệp và cả hạnh phúc gia đình...
Chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS?
Ở giai đoạn AIDS người nhiễm HIV cần được chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng bằng chế độ phù hợp. Cần phải ăn nhiều rau xanh, đạm và hạn chế đồ nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp khác. Khi vượt qua được giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV thì việc chữa trị sau này cực kỳ đơn giản.
Khi người bệnh giai đoạn AIDS qua cơn nguy kịch, không cần thiết điều trị tại bệnh viện nữa, thì hoàn toàn có thể về chữa trị tại nhà. Việc điều trị HIV tại nhà chính là tuân thủ thuốc ARV uống đều đặn hàng ngày. Kết hợp với đó là phương pháp làm việc, giờ giấc nghỉ ngơi và chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học.
Ngoài ra, định kì một đến 2 năm, người nhiễm HIV nên đến bệnh viện để kiểm tra tải lượng virus HIV và số lượng tế bào CD4. Với những bệnh nhân nặng, giai đoạn AIDS thì cần kiểm tra thường xuyên các chỉ số này mỗi 3 hoặc 6 tháng.
Thường xuyên, định kì liên hệ bác sĩ chữa HIV để được thăm khám online, tư vấn và phát hiện, chữa trị những vấn đề, bệnh tật khác phát sinh.
Thực tế, bệnh nhân HIV giai đoạn AIDS hoàn toàn có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà vì nó cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Ngoài việc tuân thủ điều trị ARV, chỉ cần có bác sĩ Thắng tư vấn HIV từ xa là hoàn toàn yên tâm rồi.
Bệnh nhân AIDS có lây HIV cho người khác được không?
Bệnh nhân AIDS chính là nguồn lây HIV mạnh nhất. Bởi khi đã ở giai đoạn AIDS chứng tỏ số lượng virus HIV trong người họ là cực kỳ cao. Khả năng bị lây truyền HIV nếu không có biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với người giai đoạn AIDS là luôn hiện hữu.
Do đó, nếu phải chăm sóc người bệnh bị AIDS cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây truyền HIV chặt chẽ. Chẳng hạn như tránh để dịch tiết, máu của bệnh nhân AIDS bắn vào niêm mạc và vết thương hở, khi tiếp xúc gần nên dùng găng tay để tránh chạm trực tiếp vào cơ thể đang bị lở loét của bệnh nhân AIDS. Ngoài ra, nếu có nguy cơ phơi nhiễm HIV cần phải mua thuốc PEP dự phòng ngay lập tức.
Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS?
Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS trung bình là 5 đến 10 năm nếu không điều trị ARV. Với trường hợp có uống thuốc ARV đầy đủ, tuân thủ điều trị như bác sĩ hướng dẫn, người nhiễm HIV sẽ không bị chuyển giai đoạn AIDS và sống khỏe mạnh suốt đời.
Thực tế, bác sĩ Thắng chuyên gia chữa trị HIV hàng đầu hiện nay có cho biết thêm ca nhiễm HIV sống lâu nhất ở Việt Nam đã trên 80 tuổi. Bệnh nhân này là nam giới đang chữa trị HIV tại phòng khám bác sĩ Thắng. Ông ấy vẫn khỏe mạnh, uống thuốc đều và không hề có bệnh lý nhiễm trùng cơ hội nào cả. Bởi vì số lượng của CD4 của ông luôn duy trì ở mức rất cao là khoảng 1000 tế bào/mm3.
Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS có thể nhanh hoặc lâu hơn quãng thời gian trung bình 5 đến 10 năm. Điều đó còn phụ thuộc một số yếu tố:
- Lối sống lành mạnh hay không, có thức đêm, uống bia rượu nhiều hay không
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng có đầy đủ chất không
- Tâm lý căng thẳng hay thoải mái tự tại
- Làm việc quá sức hay vừa phải
- Có bệnh lý nền, bệnh mạn tính nào khác hay không...
Làm gì để phòng ngừa khỏi bị AIDS?
Cách tốt nhất để phòng ngừa khỏi bị AIDS chính là đi tầm soát phát hiện tình trạng nhiễm HIV sớm và điều trị ARV kịp thời. Cần tuân thủ uống thuốc ARV suốt đời vì HIV vẫn là bệnh chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn.
Ngoài ra cần định kỳ đi làm xét nghiệm tải lượng virus HIV-RNA, xét nghiệm CD4 để phòng ngừa và phát hiện khả năng kháng thuốc ARV xảy ra. Duy trì lối sống tích cực, tinh thần thoải mái, có chế độ dinh dưỡng phù hợp và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. HIV/AIDS là bênh mạn tính hoàn toàn có thể chung sống bình thường với người khỏe mạnh. Điều quan trọng là bạn duy trì điều trị ARV thường xuyên, liên tục và kiểm soát tốt tình trạng virus HIV trong cơ thể ở ngưỡng không phát hiện.
Nói tóm lại, giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV là AIDS. Đây còn được gọi là giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối cùng trước khi người nhiễm HIV bị tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì vẫn có thể cứu sống tính mạng bệnh nhân ở giai đoạn AIDS. Điều quan trọng hơn là cần biết tình trạng nhiễm HIV từ sớm và tuân thủ điều trị ARV chặt chẽ, để tránh không bị tiến triển đến giai đoạn này.
Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Xem thêm:
Thuốc chữa HIV 2023 có gì mới?
Xét nghiệm khẳng định HIV cho kết quả không xác định phải làm sao?
Acriptega giá bao nhiêu không phải ai cũng biết
Ở đâu có chuyên gia tư vấn HIV giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc?
Đẩy lùi đại dịch HIV bằng cách nào?
Diễn biến tâm lý người bệnh nhiễm HIV như thế nào?
Thuốc ARV có được cấp miễn phí không?
Xác suất lây HIV do quan hệ 1 lần với nữ là bao nhiêu?
Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu? Điểm bán PEP, Prep uy tín nhất?
Thuốc PEP là gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?
PEP là viết tắt của từ gì, ý nghĩa điều trị PEP?
Mua thuốc phòng tránh HIV ở đâu đạt hiệu quả cao?
Quá trình nhiễm HIV có mấy giai đoạn?
Trót quan hệ với người lạ sau bao lâu biết mình bị nhiễm HIV?
Thuốc ARV giá bao nhiêu? 5 yếu tố cấu thành giá thuốc ARV?
Nhận diện thuốc ARV giả và thật, sự lựa chọn thông minh như thế nào?
Tags :
giai đoạn AIDS