Những điều cơ bản về thuốc ARV bạn cần biết

05/10/2020 0 Bình luận

Những điều cơ bản về thuốc ARV bạn cần biết là gì? Thành phần, chỉ định, cách dùng và những tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống thuốc ARV như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Hồng Nhung tìm hiểu những điều cơ bản mà bạn phải biết khi sử dụng thuốc ARV điều trị HIV.

Nội dung:

HIV/AIDS là gì?

- HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.

- AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người, mà căn nguyên gây tử vong thường là do nhiễm trùng cơ hội.

- Bởi vậy, nếu đã nhiễm HIV thì cần điều trị ngay lập tức, càng sớm càng tốt, không nên chậm trễ, không cần chờ tới mức suy giảm tế bào miễn dịch CD4 tới một mức nào đó rồi mới điều trị. Do đó, chúng ta cần tới thuốc ARV để điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS bất kể giai đoạn nào, nếu không tuân thủ dùng thuốc ARV thì chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong.

ARV là gì?

Vậy, thuốc ARV là gì? Được viết tắt bởi tên gọi Antiretroviral đây là một trong những loại thuốc kháng HIV với chức năng làm suy giảm sự phát triển và nảy nở của HIV bên trong cơ thể người.

Bằng việc điều trị bằng ARV hiệu quả có thể tác động và làm giảm quá trình sinh sôi của HIV trong nhiều năm, nhờ đó giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cũng như cải thiện chất lượng sống của người bệnh.

Hiện nay, việc mua thuốc ARV rất được khuyến khích càng sớm càng tốt, nên kết hợp sử dụng các loại thuốc ARV có các cơ chế tác động khác nhau để ngăn chặn sự hình thành của thể kháng thuốc.

Nếu như ngày trước chúng ta phải có tiêu chuẩn về số lượng tế bào miễn dịch lympho T-CD4 mới có chỉ định dùng thuốc ARV. Thì hiện nay theo cập nhật mới nhất là đã phát hiện nhiễm HIV sẽ điều trị ngay bất kể sớm hay muộn, giai đoạn mới nhiễm hay đã ở giai đoạn AIDS.

Tại Việt Nam có 3 nhóm thuốc ARV chính bao gồm nhóm NRTI, nhóm NNRTI và nhóm PI. Nhìn chung thì các nhóm thuốc này đều có cơ chế chung là ức chế men sao chép ngược của các virus HIV. Mới đây nhất có nhóm INSTIs mới về Việt Nam là thuốc xịn xò nhất, có hàng rào kháng thuốc cao nhất, có thể kể đến biệt dược như Acriptega, Viropil, Spegra... Thuốc ARV tốt nhất hiện nay chính là Acriptega.

Thuốc ARV dùng để phối hợp trong điều trị HIV theo phác đồ ARV gồm 3 bậc hoặc điều trị phơi nhiễm HIV (điều trị PEP dự phòng lây HIV), hoặc dành cho bệnh nhân mới bắt đầu điều trị ARV nhưng có điều kiện kinh tế và có nhu cầu sử dụng thuốc tốt thuốc mới nhất này.

Phân loại thuốc ARV?

Có nhiều cách để phân chia các loại thuốc ARV, tùy theo tính chất dược lý, cơ chế tác dụng, giá thành, mục đích sử dụng, nguồn gốc...có thể phân nhỏ các nhóm thuốc ARV để dễ nắm bắt như sau:

1. Phân nhóm thuốc ARV theo bậc điều trị (căn cứ theo Bộ Y tế Việt Nam):

+ Thuốc ARV bậc 1 cho người mới bắt đầu điều trị.

+ Thuốc ARV bậc 2 dùng cho người đã bị kháng thuốc ARV bậc 1.

+ Thuốc ARV bậc 3 dùng cho bệnh nhân đã kháng cả 2 loại thuốc ARV bậc thấp hơn.

2. Phân chia thuốc ARV theo mục đích sử dụng:

+ Thuốc ARV điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm HIV.

+ Thuốc ARV điều trị dự phòng phơi nhiễm cho người không nhiễm HIV.

3. Theo nhóm dược lý:

+ Thuốc ức chế men sao chép ngược: gồm TDF, AZT, d4T, DDI, ABC, 3TC, FTC, NVP, EFV, ...

+ Thuốc ức chế men protease (PI): gồm LPV, IDV, ATV, RTV, DRV,...

+ Thuốc ức chế hòa màng, xâm nhập (FI): gồm Enfuvirtis, Maraviroc 

+ Thuốc ức chế men tích hợp (INSTIs): gồm RAL, DOL.

4. Theo nguồn gốc xuất xứ:

+ Thuốc nội địa: sản xuất trong nước nhưng thực tế ít dùng và hiện tại trên thị trường không mấy ai bán.

+ Thuốc ngoại nhập: chủ yếu là ấn độ. Một số đến từ Đức hoặc các nước khác.

5. Theo giá thành:

+ Thuốc ARV dưới 1 triệu: có thể kể đến rất nhiều loại như: Avonza, Eltvir, TLE M152, Relvir, Trioday, Tavin-em, Ricovir-em, Tenof em...

+ Thuốc ARV có giá trên 1 triệu như: Trustiva, EET Macleods, Aluvia, Acriptega, Spegra, Viropil...

Thành phần của thuốc ARV?

Vì thuốc ARV là nhóm thuốc chứ không phải chỉ là 1 thuốc, cho nên khi nói tới thành phần thuốc ARV chúng ta phải xác định là nhóm thuốc ARV nào, thuốc ARV thuộc bậc điều trị nào thì có các thành phần hoạt chính tương ứng.

Ví dụ: thuốc ARV bậc 1 sẽ có thành phần phác đồ TDF-3TC/FTC-EFV, ngày xưa còn có sử dụng: AZT-3TC-NVP nhưng phác đồ này quá nhiều tác dụng phụ nên hiện nay hầu như đã loại bỏ. Chỉ một số ít bệnh nhân dùng quen từ xưa thì vẫn tiếp tục duy trì nhưng hướng tới cũng chỉ còn phác đồ chưa TDF hoặc TAF. Các biệt dược phổ biến đại diện cho phác đồ này gồm: Trustiva, Eltvir, TLE M152, Avonza, EET Macleods, Trioday...

ARV bậc 2 thực chất là sự kết hợp của thuốc ARV bậc 1 với nhóm thuốc thuộc nhóm PI là Lopinavir/ritonavir mà biệt dược phổ biến nhất chính là ALuvia, một thời nổi đình nổi đám bởi được đưa vào nghiên cứu trong điều trị Covid-19.

ARV bậc 3 lại là sự kết hợp của thuốc ARV bậc 2 với nhóm thuốc ARV thuộc nhóm INSTIs (Dolutegravir, Raltegravir...) Biệt dược hay gặp mà dạng kết hợp 3 trong 1 là Acriptega, Viropil, Spegra...Trong đó thuốc ARV tốt nhất hiện nay là Acriptega. Thuốc Acriptega giúp điều trị đạt tải lượng virus HIV âm tính nhanh và hiệu quả bền vững.

Chỉ định điều trị ARV?

Mục tiêu điều trị:

Các thuốc ARV không diệt được hoàn toàn virus HIV mà chỉ là ức chế virus nhân lên, do đó điều trị ARV cần đạt được ức chế nhân lên của virus HIV với mức tối đa và duy trì càng lâu càng tốt. Bên cạnh đó, việc điều trị ARV còn nhằm mục đích phục hồi hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân HIV/AIDS, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Nguyên tắc điều trị ARV:

Do vi rút HIV nhân lên với tốc độ cao và số lượng nhiều nên khả năng xảy ra đột biến với từng loại thuốc ARV riêng lẻ là rất cao, vì vậy bắt buộc phải điều trị ARV với ít nhất 3 loại thuốc ARV khác nhau để tránh hiện tượng kháng thuốc có thể xảy ra. Khi có kháng thuốc, việc nâng lên phác đồ ARV bậc cao hơn sẽ do bác sĩ chuyên điều trị HIV tư vấn và quyết định.

Chỉ định điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS:

Nếu như khoảng 5 năm trở về trước, việc chỉ định điều trị ARV phải dựa vào nhiều yếu tố như tình trạng lâm sàng, giai đoạn nhiễm HIV, số lượng tế bào lympho T-CD4 mới cân nhắc điều trị cho bệnh nhân, thì ngày nay, hễ phát hiện chắc chắn nhiễm HIV sẽ được chỉ định uống thuốc ARV ngay, bất chấp giai đoạn lâm sàng cũng như số lượng tế bào miễn dịch CD4.

Ngoài ra thuốc ARV còn được chỉ định rộng rãi trong điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV cho người khỏe mạnh (người có test HIV âm tính). Đó có thể là điều trị PEP hoặc điều trị Prep.

Liều lượng và cách dùng thuốc ARV?

Thuốc ARV bậc 1 sẽ được chỉ định uống ngày 1 lần 1 viên vào một giờ cố định. Thông thường thì bệnh nhân hay chọn vào buổi tối, uống xa bữa ăn một chút thì tốt hơn. Nhưng điều đó thực sự không quan trong bằng việc uống vào giờ nhất định và đảm bảo đứng quên uống thuốc ARV.

Một số tài liệu chuyên sâu sẽ nói rằng việc uống thuốc ARV sau ăn no, đặc biệt có thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nồng độ thuốc Efavirenz một hoạt chất thường có trong viên ARV kết hợp 3 trong 1. Từ đó có thể làm tăng một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên điều đó thực sự là không có khác biệt đáng kể trên lâm sàng. Chủ yếu bệnh nhân HIV phải biết chọn thời điểm nào phù hợp với công việc và lịch sinh hoạt của mình để không bị quên bị trễ việc uống thuốc ARV. 

Đối với một số bệnh nhân dùng phác đồ ARV cũ có thuốc AZT thì phải uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Đối với phác đồ ARV bậc 2 hiện tại ở Việt Nam, bệnh nhân HIV/AIDS sẽ phải uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 3 đến 4 viên thuốc. Thuốc ARV tốt nhất hiện nay đã có mặt tại Việt Nam được khoảng vài năm nay và đang được sử dụng rất rộng rãi.

Cơ chế tác dụng của thuốc ARV?

Thuốc ARV được tạo ra nhằm đánh vào các giai đoạn sinh sôi, sao chép của virus HIV với mục đích cuối cùng là tiêu diệt và không làm cho virus HIV tồn tại. Cụ thể có 6 bước tăng sinh của HIV virus như sau:

  1. Bước 1. Bám dính và hòa màng: Gp120 trên bề mặt vi rút HIV gắn vào thụ thể T-CD4+ trên bề mặt tế bào vật chủ. Nhờ sự hoạt động của các đồng thụ thể chemokine (CCR5 và CXR5) giúp cho sự gắn kết này hoàn tất. Sự tương tác giữa gp120 và thụ thể T-CD4 làm lộ ra vùng V3 của gp120 tạo điều kiện cho việc tiếp xúc với vùng kỵ nước của gp41, quá trình hòa màng giữa màng tế bào vật chủ và màng của vi rút HIV diễn ra.
  2. Bước 2. Xâm nhập: Nhân của vi rút HIV xâm nhập vào trong bào tương của tế bào vật chủ, sau đó màng nhân tan ra giải phóng các thành phần cấu trúc di truyền (2 sợi RNA) và các enzyme của vi rút HIV.
  3. Bước 3. Sao chép ngược: Sợi ARN đơn của HIV được sao chép ngược thành sợi ADN nhờ hoạt động của enzyme sao chép ngược (Reverse Transcriptase-RT).
  4. Bước 4Di chuyển và tích hợp vào ADN của tế bào vật chủ: Sau khi được tổng hợp ở bào tương tế bào vật chủ, ADN HIV di chuyển vào trong nhân tế bào, tích hợp với ADN tế bào vật chủ nhờ hoạt động của enzym integrase. Đoạn tích hợp này được coi là tiền vi rút HIV.
  5. Bước 5. Sao chép, dịch mã: Sau khi tích hợp, đoạn tiền virus có thể ở trạng thái không hoạt động trong một thời gian dài. Khi tế bào được hoạt hóa, tiền virus trở nên hoạt động, sử dụng vật chất và các enzyme của tế bào vật chủ để tổng hợp ra các ARN thông tin (mARN). Các mARN này sẽ được vận chuyển ra khỏi nhân vào bào tương và được sử dụng làm khuôn mẫu tổng hợp ra các protein sợi dài và các enzyme của HIV. Các protein sợi dài sau đó được cắt ngắn tạo thành các protein cấu trúc của HIV nhờ hoạt động của enzyme protease.
  6. Bước 6. Lắp ráp, nảy chồi và trưởng thành: Khi đã đầy đủ, các thành phần cấu trúc nhân của vi rút được tập hợp lại và được bọc trong vỏ nhân của HIV, tiếp đến, di chuyển tới màng tế bào vật chủ, lấy màng tế bào vật chủ để tổng hợp thành vỏ mới của vi rút HIV, nảy chồi, trưởng thành và tiếp tục đi vào máu để bắt đầu một chu kỳ mới sinh ra những virus HIV đời sau thế hệ F1, F2...

Tác dụng phụ của thuốc ARV

Hầu hết các thuốc ARV đều có tác dụng phụ. Tuy nhiên không phải tác dụng phụ sẽ xảy ra ở tất cả bệnh nhân dùng thuốc ARV, và mức độ cũng sẽ khác nhau. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng của những thuốc ARV đã được loại bỏ bởi những phác đồ ưu việt hơn. Tuy nhiên, có thể kể đến một số tác dụng phụ của thuốc ARV như sau:

  • Buồn nôn: Để hạn chế tác dụng phụ này, người bệnh có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn hoặc có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống ARV 30 phút.
  • Tiêu chảy: Nếu uống thuốc người bệnh thấy bị tiêu chảy, cần đánh giá mức độ tiêu chảy và các triệu chứng kèm theo. Khi bị tiêu chảy cần uống oresol để bù nước, điện giải. Nếu nặng cần truyền dịch hoặc có thể phải dùng các thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tiêu chảy tạm thời.
  • Đau đầu: Trường hợp người bệnh thấy đau đầu khi dùng thuốc có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol để giảm bớt đau đầu.
  • Đau bụng, khó chịu ở bụng: Đối với hiện tượng này người bệnh cần phải theo dõi kỹ. Trường hợp đau liên tục cần tới cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được xử lý, thậm chí là phải thay thế thuốc khác hoặc đổi phác đồ điều trị.
  • Nổi ban đỏ, ngứa: Cũng giống như các thuốc điều trị khác, thuốc ARV cũng có thể gây dị ứng. Nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác, ngứa… Khắc phục bằng cách: uống thêm thuốc kháng histamin. Tuy nhiên nếu dị ứng nặng có thể đe dọa tính mạng cần ngừng thuốc ngay và điều trị tích cực tại các trung tâm y tế có đủ điều kiện.
  • Thiếu máu: Một số thuốc ARV có tác dụng ức chế tủy xương làm cho tủy xương giảm khả năng sinh ra hồng cầu gây thiếu máu với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt. Thường xuất hiện sau 4-6 tuần hoặc có thể xuất hiện sau vài tháng điều trị bằng thuốc ARV. Có thể bổ sung vitamin B12, viên sắt, folic… để khắc phục tình trạng này.
  • Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng khi ngủ: Đối với người bệnh gặp triệu chứng này nên dùng thuốc vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Các triệu chứng này thường không kéo dài. Có thể dùng các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Người bệnh thường có biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở đầu chi, biểu hiện tê bì, rát bỏng hoặc đau. Nếu bị nặng khiến người bệnh đi lại khó khăn, mất cảm giác nhiều nơi. Thường xuất hiện vào tháng thứ 6 điều trị. Có thể dùng vitamin nhóm B liều cao, nếu nặng phải thay thế thuốc.

Vì thế trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường nào, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị HIV biết để có cách xử trí phù hợp.

Ngoài ra, việc sử dụng ARV cũng dẫn đến những triệu chứng khác cho gan, thận hay gây rối loạn việc phân bổ mỡ trong cơ thể ( tình trạng mỡ tích tụ không đồng đều ). Mặc dù phần lớn các tác dụng phụ này thì đều có thể dễ dàng kiểm soát và không gây quá bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên thì cũng có những tác dụng phụ cũng gây nên ảnh hưởng xấu không mong muốn. 

Các nhà khoa học luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu ra những loại thuốc ARV tốt nhất hiện nay. Không chỉ là hiệu quả diệt virus HIV mạnh nhất, hàng rào kháng thuốc cao nhất mà còn là càng ít tác dụng phụ càng tốt.

Ví dụ như Avonza là thuốc ARV thuộc phác đồ bậc 1 TDF-3TC-EFV nhưng được cải tiến hàm lượng Efavirenz chỉ còn là 400mg. Mục đích để giảm tác dụng phụ không mong muốn như gây dị ứng, hại gan ở những dòng thuốc tương tự nhưng có hàm lượng cao hơn là các thuốc Eltvir, TLE M152, Trioday 300/300/600mg hay các thuốc Trustiva, EET Macleods thuộc phác đồ ARV bậc 1 TDF-FTC-EFV cũng có hàm lượng Efavirenz 600mg.

Bởi vậy, hãy lựa chọn mua thuốc ARV ở đâu? uy tín để được khám và chữa trị, tư vấn tốt nhất. Đồng thời luôn cập nhật những thông tin mới nhất về phác đồ ARV cả tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Thuốc ARV thường được sản xuất ở đâu?

Thuốc hiện tại được bán rộng rãi trên thị trường cũng như đang được sử dụng phổ biến trong các OPC, trung tâm điều trị HIV được sản xuất tại Ấn Độ, một số ít đến từ Đức.

Mua thuốc ARV ở đâu tốt nhất TPHCM, Hà Nội?

Là một trong những giải pháp hiệu quả hàng đầu trong việc điều trị kháng HIV, vì vậy mà việc sử dụng ARV rất được tin tưởng lựa chọn. Hiện nay, bên cạnh cơ sở y tế của nhà nước thì cũng rất nhiều bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc tư nhân bên ngoài với chất lượng phục vụ tốt, tính riêng tư cá nhân, bảo mật thông tin cao.

Tuy nhiên, tình trạng chênh lệch giá và chênh lệch về uy tín cũng khiến nhiều người bệnh lo ngại, không biết nên mua thuốc ARV ở đâu? để đảm bảo. Về vấn đề này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến với Nhà thuốc HỒNG NHUNG tại địa chỉ 41A Hồng Hà, Phường 2, quận Tân Bình, TPHCM gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Nói tóm lại, có nhiều điều cơ bản bạn cần phải biết khi sử dụng thuốc ARV. Có như vậy mới mang lại hiệu quả điều trị HIV tốt nhất. Ngoài ra, sự hiểu biết đó còn giúp bạn tự tin xử trí những tình huống bất thường có thể xảy ra khi uống ARV suốt đời.

Ship thuốc ARV tận nơi liên hệ Hotline: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Mọi vấn đề về chuyên môn cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Xem thêm:

Bị HIV có đi làm công ty được không?

Uống ARV sai giờ có sao không?

Thuốc ARV uống trước hay sau ăn?

Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu?

Tại sao phải tuân thủ điều trị ARV?

Làm sao để biết mình có bị nhiễm HIV hay không?

Nguyên nhân xét nghiệm dương tính giả với HIV?

Uống ARV rồi có cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục không?

Thuốc ARV bao nhiêu tiền, cập nhật giá thuốc ARV mới nhất hiện nay?

Uống PEP có thể bị nhiễm HIV không?

Uống ARV sống được bao lâu nữa?

Tại sao quan hệ với nhiều người dễ bị lây nhiễm HIV hơn?

2 người bình thường quan hệ với nhau có bị lây HIV không?

Xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 là gì, thực hiện ở đâu?

Vai trò của bao cao su trong phòng tránh lây nhiễm HIV?

Những biểu hiện kháng thuốc ARV là gì?

Tags :

những điều cơ bản về thuốc ARV

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: